Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Người có tôn giáo có phải là người tín ngưỡng không? Vì sao?

Câu 1. Người có tôn giáo có phải là người tín ngưỡng không? Vì sao?
Câu 2. Nrong một lần đi tham quan đại nội thuộc quần thể di tích cố đô huế, thấy trên vách tường thành có những chữ khắc họa viết chằng chịt trên cây ngày tháng năm của những người đến thăm, bạn dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì cho rằng việc khắc chữ trên vách tường là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.
em đồng tình với ý kiến nào? vì sao?
Câu 3. Cho tình huống sau:
Trên đường đi học về, Tuấn thấy một bạn mang xác một con lợn choai đã chết định vứt xuống sôngngay trước nhà.
a) Tuấn có thể có những cách ứng xử nào trong trường hợp này?
b) nếu là tuấn, em sẽ chọn cách ứng xử nào ?
Câu ​4. sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng cho anh em Tú đi học cùng các bạn. Nhưng do đau đòi ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tậpngày càng kém. Có lần bố mắng, Tú bỏ học đi cả đem không về nhà. Cuối năm học không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?
júp mik vs chiều thi rồi
8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
833
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 08:58:30
Câu 1 :
không vì tôn giáo khác tín ngưỡng :
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.

Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…

Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.

Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 09:03:06
Câu 2 :
em không đồng ý với ý kiến của bạn dung vì khu di tích là của Nhà nước ta chứ không phải thuộc quyền sỡ hữu riêng của mỗi người mà lại xâm phạm tới. Theo Luật Di sản văn hóa, các hành vi bị nghiêm cấm là: Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Đối với di tích lịch sử - văn hóa, những hành vi được coi là xâm phạm di tích bị nghiêm cấm là:

a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 09:09:03
Câu 3 :
a,(1) Bạn Tuấn nên nói bạn ấy ngừng việc làm đó ngay và nêu lên tác hại của việc làm này là làm ô nhiễm môi trường, có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của những người dân xung quanh.
(2) Bạn Tuấn có thể chạy vào nhà nói với người lớn giải quyết ngay.
(3) Bạn Tuấn có thể báo với cảnh sát về việc làm vi phạm luật môi trường để cảnh sát giải quyết.
b, nếu em là Tuấn em sễ chọn cách (1) vì đây là cách nhanh gọn và sẽ ít ảnh hưởng tới bạn Tú hơn là cách (2) và (3) có người lớn can ngăn sẽ một phần làm bạn ấy sợ hơn và ghét mình hơn.
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 09:11:11
Câu 4 : - Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.
- Không làm tròn bổn phận của một người con: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.
vô trang mình 5 sao nha.
2
0
Nguyễn Thành Trương
07/05/2018 09:45:11
Câu 1
Người có tôn giáo là người có tín ngưỡng. Bởi vì: tôn giáo bao gồm các Đạo (đạo Phật, hay đạo Thiên chúa..) là tôn giáo, mà tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức.
2
0
Nguyễn Thành Trương
07/05/2018 09:51:05
Câu 3:
(1) Nói với chính quyền địa phương để cho biết về việc làm sai trái của bạn kia.
(2) Nêu lên tác hại của vụ việc trên.
Nếu là Tuấn em sẽ giải thích nêu lên tác hại của việc đó như: gây ô nhiễm môi trường, khi người dân sử dụng nguồn nước có thể gây bệnh... Nếu bạn không nghe em mới báo với chính quyền địa phương để có hướng giải quyết tốt nhất.
2
0
Nguyễn Thành Trương
07/05/2018 09:54:42
Câu 4:
- Theo em, Tú là người con chưa ngoan, không vâng lời và hiếu thảo với bố mẹ, lười biếng trong học tập, bỏ học đi chơi, không chịu nhận lỗi sai còn có thái độ chống đối...
- Từ những việc làm đó, nhận thấy Tú đã chưa làm tròn bổn phận của mình đó là:
+ Không vâng lời, hiếu thảo, giúp đỡ ông bà, cha mẹ
+ Không chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, một công dân có ích cho xã hội.
1
0
Haha
07/05/2018 10:23:21
câu 2 đâu online math

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×