Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại. Giải thích nhan đề "Thuế máu"

Câu 1: So sánh văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại.
Câu 2: Giải thích nhan đề "Thuế máu".
Câu 3: Phân tích giá trị biểu cảm của bài thơ "Nhớ rừng" từ đó nêu lên cảm nhận của em về bài thơ này.
Câu 4: Ru-xô đã làm sáng tỏ luận điểm " Muốn ngao du cần phải đi bộ" như thế nào?
Câu 5: Những chi tiết nào trong bài "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" cho thấy ông Giuốc-đanh là 1 tên trưởng giả ngớ ngẩn. Mô-li-e đã thành công như thế nào khi tạo hình nhân vật của mình như vậy?
11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.601
22
3
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 08:38:22
Câu 1:
** Văn nghị luận trung đại:
- thường được thể hiện bằng những thể văn cổ của phong kiến: Chiếu, hịch, cáo, tấu,... với những cách diến đạt và ngôn ngữ riêng của những vấn đề đó.
- Có nhiều từ ngữ cổ: nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng dùng nhiều điển tích, điển cố...
- Mang đậm dấu ấn tư tưởng trung đại.
** Văn nghị luận hiện đại:
- văn nghị luận hiện đại là một thể văn ( thể nghị luận) trong văn xuôi hiện đại, chứ không thành các thể văn một cách ròi như văn nghị luận trung đại.
- thoát li khỏi những hình ảnh ước lệ, khuôn mẫu trong câu chữ: tạo được cách hành văn giản dị, câu văn gần với lối nói hằng ngày.
- thoát khỏi những tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
0
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 08:41:20
Câu 2 :
Thuế máu là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề đã gợi cho ta thấy những hình ảnh đau thương, căm thù đối với chủ nghĩa thực dân Pháo. Chúng đã lợi dụng những con người thuộc địa nghèo khổ ấy để phục vụ cho chiến tranh phi nghĩ- tham vọng của chúng (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918).
4
1
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 08:42:46
"Nhớ rừng" là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào 'Thơ mới". Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ "Nhớ rừng" đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỉ qua.
1. Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất hận "gậm một khối căm hờn", muốn cắn nát, muốn nhai vụn mọi uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành "một khối" trong lòng bấy lâu nay. Không căm hờn sao được khi phải "nằm dài trông ngày tháng dần qua" trong cũi sắt? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm "oai linh rừng thắm" đang bị lũ người ''giương mắt bé giễu", đang trở thành "thứ đồ chơi", với cặp báo "vô tư lự' trong vườn Bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hố mất tự do đầy ám ảnh:
"Gậm một khỏi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua...
(...) Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm..."-.
Qua đó, ta càng thấy rõ: "Anh hùng thất thể sa cơ cũng hèn" (Truyện Kiều)’, ta càng thấm thìa: "Trên đời nghìn vạn điều cay đắng - cay đắng chi bằng mất tự do" (Nhật kí trong tù).
3. Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ "thuở tung hoành hống hách những ngày xưa", nhớ vương quốc "miền đất thiêng" mà "ta" ngự trị:
"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"...
Nhớ tư thế cao sang, oai hùng của "ta”. Một cái bước chân. Một tấm thân lượn sóng. Một cái vờn bóng... Tất cả đều "dõng dạc, đường hoàng”. Một chữ "ta" vang lên đầy kiêu hãnh tự hào của chúa sơn lâm:
"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sống cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc".
Quyền uy của "ta" là tuyệt đối. Mọi vật đều phải khiếp sợ, phải “im hơi" khi "mắt thần" của ta "đã quắc'."Ta biết" giữa chốn thảo hoa, "ta chúa tể cả muôn loài":
' "Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi”.
Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.
2. Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ. Nhạc của thơ cũng là nhạc của rừng:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Các luyến láy, điệp ngữ: "đâu những đêm vàng...", "đâu những ngày mưa...", "đâu những bình minh...", "đâu những chiều...", "nay còn đâu" xuất hiện nối tiếp trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt nay đã trở thành hoài niệm, quá vãng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng. Nhớ cảnh giang san trong màn mưa rừng. Nhớ "cây xanh nắng gội". Nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh. Nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn...Nỗi nhớ tiếc ấy là nỗi đau buồn bị tước đoạt mất tự do, cũng là nỗi khát khao tự do. Thế Lữ đã sáng tạo nên những vần 1 thơ giàu hình tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc để thể hiện nỗi nhớ rừng của hùm thiêng sa cơ... Một tiếng than như xiết lấy lòng người, khêu gợi và lay tỉnh:
"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
4. Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sắt. Phải xa rừng nên nhớ rừng. Đau đớn và uất hận biết đến bao giờ có thể nguôi? Như một tiếng thở dài ngao ngán:
"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu".
Hổ "nhớ cánh sơn lâm, bóng cả, cây già" rồi "uất hận" căm ghét những cảnh "không đời nào thay đổi", tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa "tầm thường giả dối”, nhỏ bé:
"Hoa chăm, cỏ xén, lối thẳng, cây trồng; Dài nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém".
Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét những cảnh vật tầm thường nhỏ bé do "lũ người kia ngạo mạn" bày ra, hổ lại nhớ day dứt, nhớ khôn nguôi "cành nước non hùng vĩ'. Nhớ rừng là nhớ vương quốc tự do ngày nào:
"Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa".
Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hổn mình theo "giấc mộng ngàn". Chúa sơn lâm cất tiếng gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:
"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
"Nhớ rừng" là một trong mười bài thơ hay nhất của "Thơ mới" (1932-1941). Thể thơ tự do, lời thơ đẹp, hình tượng kì vĩ, tráng lệ. Nhạc điệu du dương, cảm xúc "nhớ rừng" dào dạt. Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc họa sâu sắc, đầy ám ảnh.
Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.
4
1
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 08:44:34
Câu 4 :
Ru-xô là nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỉ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình,nghèo, cha làm thợ sửa đồng hồ. Mồ côi mẹ sớm nên ông chỉ được đi học từ năm mười hai đến năm mười bốn tuổi, sau đó rời gia đình, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Nhờ thông minh, có năng khiếu bẩm sinh và chịu khó học hỏi, Ru-xô đã trở thành nhà triết học, nhà văn có tên tuổi.
Bài Đi bộ ngao du trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục. Văn bản này do tác giả sách giáo khoa dịch và đặt nhan đề.
Để thuyết phục mọi người rằng nếu ngao du thì nên đi bộ, tác giả đã lập luận bằng ba đoạn văn, mỗi đoạn trình bày một luận điểm: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Đi bộ ngao du là dịp để trau dồi, mở mang tri thức. Đi bộ ngao du làm cho tính tình trở nên vui vẻ.
Tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du. Lập luận của bài văn hết sức chặt chẽ. Tác giả lấy thực tiễn sinh động để chứng minh rằng muốn ngao du cần phải đi bộ. Bài văn còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị nhưng sâu sắc, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Ở đoạn thứ nhất, tác giả nhấn mạnh rằng đi bộ ngao du là cách mà con người được tự do đến mức tối đa. Từ một việc làm bình thường hằng ngày, tác giả đã nâng lên thành một mục đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Trong đoạn văn này, tác giả chủ yếu sử dụng câu trần thuật để kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng cách đi bộ.
Tác giả kể chuyện bằng ngôi thứ nhất và lấy những kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du để thuyết phục mọi người: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích, làm chủ hành động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai.
Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.
Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi.
Ở đoạn thứ hai, tác giả chứng minh đi bộ ngao du là dịp để con người trau dồi, mở mang tri thức:
Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi một triết gia có thể quyết định ngao du cách khác mà không xem xốt những tài nguyên nơi mình giẫm chân lên và trải đất phô bày phong phú ra trước mắt.
Đi bộ ngao du là cách để con người nâng cao tẩm hiểu biết, bồi đắp vốn sống thực tế. Thiên nhiên và cuộc đời là một trường học lớn, là kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng: Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy ? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch!
Kiến thức về mọi lĩnh vực của tự nhiên giống như những ngọn gió mát lành ùa vào tâm hồn và trí tuệ con người. Học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên khác xa với cách học giáo điều, hình thức trong trường lớp, qua sách vở. Thiên nhiên sống động không giống với những mô hình chết cứng trưng bày trong phòng sưu tập của các ngài tự nhiên học và các phòng sưu tập sang trọng của vua chúa cũng không thể so sánh. Bởi những thứ mà họ có trong tay cứ tưởng là đầy đủ thật ra chỉ là một phần rất nhỏ của thiên nhiên mà thôi. Còn sự vật chỉ thực sự có linh hồn khi ở đúng chỗ mà Tạo hóa đã an bài cho nó trong một tổng thể thiên nhiên hài hòa và sinh động, một sự sắp xếp thần tình mà không một nhà khoa học tài giỏi nào có thể sắp xếp tốt hơn.
Vốn tôn thờ chủ nghĩa tự nhiên nên Ru-xô đả kích không thương tiếc thứ chủ nghĩa tự nhiên giả hiệu của giai cấp phong kiến quý tộc đương thời: … các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập; họ có các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả.
Nhưng phòng sưu tập của Ê-min thì phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều ở đúng chỗ của nó… mọi thứ đâu ra đấy. Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
Ru-xô mỉa mai những kẻ nghiên cứu tự nhiên giả hiệu và khẳng định Ê-min giàu có hơn cả vua chúa vì anh có bộ sưu tập khổng lồ vô giá là cả trái đất.
Ở đoạn cuối, Ru-xô nhận xét: đi bộ ngao du có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và tinh thần:
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy. Không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng buồn bã, của kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta muốn đến một nơi nào đó, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
Đi bộ ngao du làm cho con người phát triển toàn diện. Chân đi, mắt nhìn, tai nghe, óc phân tích, nhận xét và trái tim cảm thụ những điều mới lạ, những cảnh đẹp gặp trên đường. Thân thể được rèn luyện, thử thách, sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy, ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào, đáng sống biết chừng nào!
Đối với Ru-xô, tự do là mực tiêu quan trọng hàng đầu. Suốt đời, ông đấu tranh chống lại chế độ phong kiến để đem lại quyền sống tự do cho mọi người.
Thuở nhỏ, Ru-xô không được học hành nên ông càng khát khao hiểu biết. Ông luôn nỗ lực tự học, Lập luận sắc sảo của ông không phải lí thuyết tiếp thu trong sách vở mà là kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn cuộc sống muôn màu.
Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi theo quy luật thời gian sẽ được hồi xuân, gương mặt tươi tắn, thân thể tràn đầy sức sống. Đi bộ ngao du là một liều thuốc bổ công hiệu, một loại tiên dược thần kì mà chẳng tốn tiền mua.
Khi trình bày luận điểm thứ ba, nhà văn đứng ở một góc nhìn khách quan để quan sát và phân tích, so sánh hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ.
Trong thời đại văn minh, tất nhiên đi xe tốt hơn đi bộ vì nó nhanh hơn, đỡ vất vả hơn nhưng rốt cuộc, giá trị của thành tựu khoa học kĩ thuật cũng chỉ có thế. Còn đi bộ (trong trường hợp ngao du, nghĩa là không cần tốc độ) thì có ích cho tính tình, sức khỏe nhiều hơn. Ru-xô nhận xét về hai thái cực trái ngược nhau: Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.
Đoạn văn được viết bằng một giọng điệu hân hoan dù đậm tính chủ quan nhưng vẫn được mọi người đồng tình. Những câu văn ngắn gióng như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thong thả, ung dung: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà I Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cài giường tồi tàn!
Trong các chuyến đi bộ ngao du, điều kiện ăn ngủ tuy đơn sơ thiếu thốn nhưng những thú vui tình thần lành mạnh, bổ ích sẽ đem đến cho tâm hồn ta sự sảng khoái vô biên. Nếu cuộc đời được nối tiếp bằng những cuộc đi bộ ngạo du như thế thì chắc chắn ta sẽ trẻ mãi không già.
Bài văn khép lại bằng một ý tưởng khiêm nhường nên tránh được sự khoa trương ồn ào. Mục đích của đi bộ ngao du cũng có giới hạn, không thể áp dụng nó trong tất cả các loại hành trình: Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Kết luận như thố là khéo léo, thiết thực.
Trong tác phẩm, có những chỗ tác giả xưng ta và có những chỗ xưng tôi. Tác giả xưng ta khi lí luận chung và xưng tôi khi nói về cảm nhận của mình trước cuộc sống. Cũng có lúc những trải nghiệm riêng tư ấy lại được thể hiện dưới dậng kể chuyện về người học trò Ê-min, tuy rằng Ê-min chỉ là nhân vật do ông tưởng tượng ra mà thôi.
Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa lí luận trừu tượng và vốn sống thực tế của bản thân nên áng văn nghị luận này của Ru-xô không hề khô khan mà ngược lại rất sinh động, giàu sức thuyết phục.
Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. Bóng dáng của núi sông, đồng ruộng, hoa lá, cỏ cây hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du, đó là nét đặc biệt làm cho bài văn nghị luận này trở nên nhẹ nhàng, tươi mát và đầy sức sống.
5
1
Nguyễn Tấn Hiếu
07/05/2018 08:55:02
5. Nhân vật Giuốc-đanh là một tên trưởng giả ngớ ngẩn vì :
- ông là một người ngu dốt, ngớ ngẩn nhưng có tính cách học đòi làm sang trọng, quý phái nên bị mọi người lừa gạc, lợi dụng để moi tiền.
- ông ngớ ngẩn đến nỗi tưởng mặc áo hoa ngược mới là trưởng giả.
- cảnh ông bị 4 tay thợ phụ lột sạch quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng.
- ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền chỉ để được làm sang.
vô trang mình 5 sao nha
2
4
Hoàng Như Mai
07/05/2018 09:25:36
Nhan đề Thuế Máu có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và dầy sức ám ảnh.Cái tên ấy gắn với sự thực người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí.Một trong những thứ thuế -Nguyễn Ái Quốc xem đó là thứ thuế tàn nhẫn ghê gớm nhất là bị bóc lột xương máu,mạng sống.Nguyễn Ái Quốc dùng cái tên Thuế Máu để nói lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa,đồng thời bày tỏ lòng căm phẫn,thái độ mỉa mai đối vs tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
<3 5 SAO CHO MK NHA <3
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
07/05/2018 12:19:33
C1:
** Văn nghị luận trung đại:
- Thường được thể hiện bằng những thể văn cổ của phong kiến: Chiếu, hịch, cáo, tấu,... với những cách diến đạt và ngôn ngữ riêng của những vấn đề đó.
- Có nhiều từ ngữ cổ: nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng dùng nhiều điển tích, điển cố...
- Mang đậm dấu ấn tư tưởng trung đại.
** Văn nghị luận hiện đại:
- văn nghị luận hiện đại là một thể văn ( thể nghị luận) trong văn xuôi hiện đại, chứ không thành các thể văn một cách ròi như văn nghị luận trung đại.
- thoát li khỏi những hình ảnh ước lệ, khuôn mẫu trong câu chữ: tạo được cách hành văn giản dị, câu văn gần với lối nói hằng ngày.
- thoát khỏi những tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
07/05/2018 12:22:38
C2:
"Nhan đề "Thuế máu" có ý nghĩa biểu đạt sâu sắc. Thuế máu là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề đã gợi lên số phận bi thương của người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế vô lí. Thuếmáu là thứ thuế vô lí và tàn nhẫn nhất của chủ nghĩa thực dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ lòng căm phẫn,thái độ mỉa mai, châm biếm đối với tội ác của chính quyền thực dân thông qua nhan đề tác phẩm". Nhưng sau khi Thực Dân cút đi rồi, thì ở Miền Bắc XHCN, dân ta đã rơi vào tình cảnh thảm hại hơn, Thực Dân nó đánh thuế nhưng nó vẫn còn chừa cho dân ta con đường sống, còn cộng sản không đánh thuế, nhưng nó lột sạch, lột tận xương tận tủy.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
07/05/2018 12:24:51
C3:
Có lẽ sẽ không là kiên cưỡng nếu nói rằng Nhớ rừng, với hình tượng con hổ nằm dài ấy, đã tạo nên tư thế của những con người đã thôi nghĩ đến hành động, những con người mà nhiệt tình làm cách mạng, mà hoài bão muốn góp phần mình vào sự đổi thay đã không còn.
Thế nhưng, con hổ, hình tượng trung tâm của bài thơ, dù có chịu mất tự do nhưng vẫn không chịu mất đi niềm kiêu hãnh. Trong khổ đau, trong cảnh tù hãm, trong nỗi nhọc nhằn, nó vẫn biết tự phân biệt mình với những kẻ đã bị hoàn cảnh tầm thường đồng hóa đến cả tinh thần. Ở đây, vấn đề không phải là xem xét “tác phong quần chúng” của con hổ, phê bình nó “không có chút ưu ái gì đối với những con vật như những con gấu, con báo cùng số phận như nó và nằm sát ngay cạnh chuồng nó”, như ai đó đã bàn. Ở đây, cũng như ở Chim trong lồng, ở cả Prô-mê-tê bị xiềng và Hăm-lét nữa, sự đối lập giữa hai hạng người, hai cách sống là cách thức nghệ thuật vẫn thường dùng để làm nổi bật lên cái kích thước cao cả và tô đậm thêm cảm hứng đầy tính bi kịch của một tâm hồn thà bị khổ đau chứ nhất quyết không chịu hạ mình trong bất hạnh.
Thế Lữ ít nhất là một lần trong một đời thơ, đã cố gắng xây dựng cho mình một hình tượng thơ như thế. Con hổ ở Nhớ rừng biết mình chiến bại nhưng vẫn chưa chịu làm tôi tớ cho sự tầm thường, giả dối của cảnh ngục tù. Nó bất lực, nhưng không hoàn toàn khuất phục và thỏa hiệp. Nó vẫn ghét những cảnh không đời nào thay dổi, nghĩa là còn ước ao những sự đổi thay. Bị giam thân trong lồng sắt chật, nó vẫn thiết tha vươn tới những chân trời rộng rãi của không gian với giấc mộng ngàn to lớn và của thời gian, với niềm uất hận ngàn thâu. Bài thơ, cho tới cùng, vẫn thể hiện một tinh thần chối từ thực tại, dẫu mới chỉ là sự chối từ trong mộng tưởng mà thôi.
Sự xung đột, chống đối quyết liệt, thường xuyên, không thể dung hòa giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại vật với nội tâm, giữa thấp hèn và cao thượng chính là cơ sở để kết cấu nên toàn bộ bài thơ. Có cảm giác như nghe được từ Nhớ rừng một bản xô – nát bốn chương với sự luân chuyển, đan xen của hai nhạc đề tương phản, trong đó, chủ đề chính, chủ đề nhớ rừng bỗng đột ngột chuyển vút lên sau những nốt nhạc đã ngày càng chậm chạp, buồn nản ở chương đầu, và cứ vang to mãi, dào dạt mãi, dâng mãi đến cao trào với tất cả niềm phấn hứng của tâm linh để rồi chợt tắt lặng đi nặng nề, uất nghẹn. Và cuối cùng, trong sự quật khởi, chủ đề chính lại quay trở lại, không còn hùng tráng được như trên, nhưng thiết tha, nhưng nuối tiếc. Bài thơ kết thúc trong tiếng gọi bi thiết với rừng già của một kẻ biết mình đã sắp phải chấm dứt cuộc vượt tù trong tâm tưởng. Như thế bằng việc luôn luôn chuyên đổi tình cảm và giọng điệu thơ sang phía đối lập của nó, nhà thơ đã tìm đúng cái cách hữu hiệu để diễn tả hết các cung bậc cảm xúc của một tâm trạng cô đơn và đầy day dứt.
Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài Thơ mới hay. Mà thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu âm thanh. Đọc những câu như:
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Đọc những câu thơ ấy, không ai còn có quyền có những nhận định hay cách hiểu khác trước cuộc cách mệnh về thi ca đương nổi ấy. Cho đến những bài thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát của Thế Lữ cũng khác hẳn xưa. Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Chữ dùng lại rất táo bạo. Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/05/2018 12:28:59
C4:
Để thuyết phục mọi người rằng nếu ngao du thì nên đi bộ, tác giả đã lập luận bằng ba đoạn văn, mỗi đoạn trình bày một luận điểm: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Đi bộ ngao du là dịp để trau dồi, mở mang tri thức. Đi bộ ngao du làm cho tính tình trở nên vui vẻ.Tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du. Lập luận của bài văn hết sức chặt chẽ. Tác giả lấy thực tiễn sinh động để chứng minh rằng muốn ngao du cần phải đi bộ. Bài văn còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị nhưng sâu sắc, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. Ở đoạn thứ nhất, tác giả nhấn mạnh rằng đi bộ ngao du là cách mà con người được tự do đến mức tối đa. Từ một việc làm bình thường hằng ngày, tác giả đã nâng lên thành một mục đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Trong đoạn văn này, tác giả chủ yếu sử dụng câu trần thuật để kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng cách đi bộ. Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi. Ở đoạn thứ hai, tác giả chứng minh đi bộ ngao du là dịp để con người trau dồi, mở mang tri thức: Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi một triết gia có thể quyết định ngao du cách khác mà không xem xốt những tài nguyên nơi mình giẫm chân lên và trải đất phô bày phong phú ra trước mắt. Đi bộ ngao du là cách để con người nâng cao tẩm hiểu biết, bồi đắp vốn sống thực tế. Thiên nhiên và cuộc đời là một trường học lớn, là kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng: Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy ? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch! Kiến thức về mọi lĩnh vực của tự nhiên giống như những ngọn gió mát lành ùa vào tâm hồn và trí tuệ con người. Học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên khác xa với cách học giáo điều, hình thức trong trường lớp, qua sách vở. Thiên nhiên sống động không giống với những mô hình chết cứng trưng bày trong phòng sưu tập của các ngài tự nhiên học và các phòng sưu tập sang trọng của vua chúa cũng không thể so sánh. Bởi những thứ mà họ có trong tay cứ tưởng là đầy đủ thật ra chỉ là một phần rất nhỏ của thiên nhiên mà thôi. Còn sự vật chỉ thực sự có linh hồn khi ở đúng chỗ mà Tạo hóa đã an bài cho nó trong một tổng thể thiên nhiên hài hòa và sinh động, một sự sắp xếp thần tình mà không một nhà khoa học tài giỏi nào có thể sắp xếp tốt hơn. Vốn tôn thờ chủ nghĩa tự nhiên nên Ru-xô đả kích không thương tiếc thứ chủ nghĩa tự nhiên giả hiệu của giai cấp phong kiến quý tộc đương thời: … các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập; họ có các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Ru-xô mỉa mai những kẻ nghiên cứu tự nhiên giả hiệu và khẳng định Ê-min giàu có hơn cả vua chúa vì anh có bộ sưu tập khổng lồ vô giá là cả trái đất. Ở đoạn cuối, Ru-xô nhận xét: đi bộ ngao du có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và tinh thần: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy. Không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng buồn bã, của kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta muốn đến một nơi nào đó, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Đi bộ ngao du làm cho con người phát triển toàn diện. Chân đi, mắt nhìn, tai nghe, óc phân tích, nhận xét và trái tim cảm thụ những điều mới lạ, những cảnh đẹp gặp trên đường. Thân thể được rèn luyện, thử thách, sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy, ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào, đáng sống biết chừng nào! Đối với Ru-xô, tự do là mực tiêu quan trọng hàng đầu. Suốt đời, ông đấu tranh chống lại chế độ phong kiến để đem lại quyền sống tự do cho mọi người. Thuở nhỏ, Ru-xô không được học hành nên ông càng khát khao hiểu biết. Ông luôn nỗ lực tự học, Lập luận sắc sảo của ông không phải lí thuyết tiếp thu trong sách vở mà là kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn cuộc sống muôn màu.Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi theo quy luật thời gian sẽ được hồi xuân, gương mặt tươi tắn, thân thể tràn đầy sức sống. Đi bộ ngao du là một liều thuốc bổ công hiệu, một loại tiên dược thần kì mà chẳng tốn tiền mua. Khi trình bày luận điểm thứ ba, nhà văn đứng ở một góc nhìn khách quan để quan sát và phân tích, so sánh hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/05/2018 12:32:08
C5:
Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta. Nếu anh này cứ gọi ông Giuốc-đanh như thông thường (ông hoặc ngài) thì đã không có chuyện gì xảy ra (và chắc cũng không được tiền uống rượu). Đằng này lại xưng tôn là "ông lớn", lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là y được thưởng vì tiếng "ông lớn" sang trọng ấy. Tay thợ phụ ranh ma này nắm thóp được ông Giuốc-đanh thì liên tiếp tung ra những câu nịnh hót để moi tiền. Và y đã rất thành công. Những tiếng "cụ lớn", rồi "đức ông" đều đem lại cho y tiền thưởng. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (Nó như thế là phải chăng, nếu không ta không mất tong cả tiền cho nó thôi) mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×