Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta có quan niệm: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Hãy viết 1 bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự ảnh hưởng của em về việc hình thành nhân cách con người

4 trả lời
Hỏi chi tiết
9.683
21
6
Ngọc Trâm
23/05/2018 14:20:20
Là câu tục ngữ của cha ông ta để lại nói lên sự tự nhiên của cuộc sống ,bầu thì phải tròn,ống thì phải dài không thể nào thay đổi được.Là sư phù hợp và thích nghi của mọi vật trong tự nhiên.và nói lên sư sống mãnh liệt của cây cỏ hay chính là con người chúng ta vẫn có thể sống và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt nhất,trong những hoàn cảnh đen tối,đau khổ.Chúng ta vẫn có thể sinh tồn mãnh liệt để thích nghi với cuộc sống với thiên nhiên

Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của con người, ta thấy câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, có thể ở bầu mà không tròn ở ống mà không dài, Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh, chế ngự môi trường xung quanh.và đó chính là sự linh hoạt của cha ông ta trong việc dùng ca dao tuc ngữ để day con cháu

Ở bầu thì tròn! Câu này có ý muốn nói rằng tính cách, lối sống của người ta một phần do môi trường tạo nên. Đó là giáo dục, là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường văn hoá, là cái nhà ta ở...nhưng nếu ta biết thích nghi và vươn lên thì trong mọi hoàn cảnh vẫn vượt qua được, “ở ống thì dài “ có ý rằng người ta luôn có khả năng thích ứng với môi trường của mình bằng cách tự"biến dạng"đi. ở đâu thì phải theo phong tuc, nếp sống ở đó, tùy theo hoàn cảnh mà lựa chiều cư xử, ứng phó sao cho phù hợp.
Ví dụ : đi đám tang thì không thể cười nói vui vẻ hay ăn mặc lòe lẹt như đi đám cưới được, khi chiến tranh ở trong vùng địch thì phải biết chiến thuật đánh du kích chứ không thể đanh chính qui như ở ngoài được.
Ví dụ : những đứa trẻ mặc dù sinh ra ở những nơi có hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng với sự phấn đấu hết mình, không đầu hàng số phận, thích nghi với mọi hoàn cảnh sống thì ta thấy sau này những đứa trẻ đó chắn chắc sẽ thành công trong cuộc sống

Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.trong chiến tranh qua đó nhân dân càng đoàn kết hơn để đấu tranh chống giặc cũng như nền văn minh lúa nước qua việc làm thủy lợi đắp đê làm thủy lợi đã khiến cho con người gần nhau hơn Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.

"Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" có nghĩa là khi ở trong một xã hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nó. Nó giống như câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" vậy. Ví như ta sống trong môi trường chỉ toàn người tốt thì ta sẽ sống tốt, thành đạt, và làm được nhiều việc tốt cho xã hội, và ngược lại nếu ta sống trong môi trường chỉ toàn người xấu, việc xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Vì vậy qua câu tục ngữ này ông bà ta còn coi trọng việc chọn môi trường sống để sinh sống . Ngoài ra nó còn có nghĩa đen là ở nơi "bầu" có nghĩa là trái bầu thì tròn thì ta cũng ảnh hưởng của nó, và ở "ống", ống thì dài do vậy ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
10
Banana
23/05/2018 14:23:31
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” - câu thành ngữ này nói về khả năng thích ứng của nước, vật chứa đựng hình gì thì nước khuôn theo hình thế đó. Nhưng cốt lõi của câu thành ngữ này chính là nhằm gửi một lời khuyên về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Nó muốn nhắc bảo người ta nên sống theo thời thế, nhu thuận với cuộc đời thì mọi việc luôn êm thấm, luôn trơn tru!
Tuy vậy ẩn sâu trong câu thành ngữ đó cũng thấy ẩn chứa một lời trách cứ về sự yên phận. Chẳng nhẽ con người ví mình như nước, chỉ như là giọt nước?

Khi quan sát cuộc sống để rút ra quy luật thì hẳn cha ông ta đã nghĩ chán ra rồi. Trước hết điều đó không hoàn toàn sai. Nhưng chỉ không sai với nước, một chất thể lỏng. Còn với con người, tuân theo câu thành ngữ này như một thứ kinh nghiệm sống thì chắc chắn phải xem lại.

Sống như vậy có phải là lối sống a dua chăng?

Sống theo sự sắp đặt như thế thì chắc chắn sẽ triệt tiêu sáng tạo, triệt tiêu một năng lực rất cần thiết cho mọi sự tiến bộ xã hội, khi con người chỉ còn biết tuân theo mọi sự sai bảo.

Không phải là nước, nhưng ở đời quả tình cũng có một số người sống theo phương cách đó, cứ tròn tròn lành lành, gió chiều nào che chiều ấy cốt cho yên chuyện. Những “giọt nước” ấy khước từ mọi sự đấu tranh sáng tạo cho đến lúc kết thúc. Đó chính là sự trì trệ không phát triển rất đáng trách. Liệu đó có phải là cách nhìn khoa học dành cho con người?

Xét cho cùng “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, nếu là lời dạy bảo về cách sống thì rõ đó là một lời dạy bảo tiêu cực, tạo ra một xã hội lười nhác.

9
3
Nguyễn Tấn Hiếu
23/05/2018 14:49:15

Câu này thì ai trong chúng ta cũng biết hết rồi. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Ở đâu thì theo phong tục tập quán ở đó. Tức là mình phải biết thích nghi với điều kiện chung quanh để mà sống.

• Nhưng có lẽ là đa số chúng ta chỉ nghĩ đến câu thành ngữ này về phương diện địa lý–ở nơi này thì theo phong tục nơi này, đến nơi kia thì theo phong tục nơi kia.

• Không mấy khi ta nghĩ đến câu này về phương diện thời gian–ở lúc này thì thế này, ở lúc kia thì thế kia. Nghĩa là sao? Thưa, nghĩa là hôm qua tình hình căng thẳng mình gây lộn với chị Xuân. Hôm nay đã là ngày mới rồi, không lý‎ do gì mà phải tiếp tục căng thẳng như hôm qua và không thể nói một câu xin lỗi hay làm cái gì đó—như là tặng chị Xuân một bông hoa–để làm hòa.

• Và không mấy ai nghĩ đến câu thành ngữ này về phương diện bản tính của chúng ta. Bạn có biết cái gì ở bầu thì tròn, ở ống thì dài không? Thường thì đó là nước. Nước không có hình thể. Hình thể của nước luôn luôn là hình thể của cái gì chứa đựng nó.

Chúng ta đã nói nhiều lần về nước. Nước dịu dàng uyển chuyển. Nước nuôi dưỡng vạn vật. Nước tìm chỗ trũng, chỗ thấp hèn mà đến. Nước len lỏi vào mọi nơi. Chỉ để làm tươi tốt cho đời. Nước đi đến đâu, sự sống có đến đó.

Nước chỉ thành băng cứng khi gặp lạnh, khi trái tim của chúng ta không có ấm áp của tình yêu.

Bản tính thật của chúng ta là nước.

• Và chúng ta chỉ nghĩ đến “ở trong” môi trường không gian và thời gian, nhưng chúng ta chẳng bao giờ nghĩ là ta “ở trong” người khác cả. Ta nghĩ là ta sống ngoài người khác. Nhưng sự thực là, dù rằng cơ thể ta đứng bên ngoài người khác, nhưng người khác chỉ có thể thấy ta “trong tâm” họ. Hình ảnh của ta không thể đứng ngoài tâm họ được. Cho nên ta “ở trong” tâm mọi người quanh ta.

Đây mới là mức khó khăn. Làm sao mà ta có thể dịu dàng uyển chuyển để ta có thể mềm mại uốn theo hình thù của tâm người khác được?

Đây là cách sống của bậc thượng thừa.

Không phải là nịnh hót ừ dạ theo người khác là được, vì cái bên ngoài của người đó có thể là do họ không thành thật. Ừ dạ theo cái không thành thật thì đương nhiên là chẳng được gì. Và ngay cả khi người kia thành thật, thì cái bên ngoài của họ cũng vẫn có thể phản lại chính cái tâm của họ, vì họ đang si mê, hay sân hận, hay đau khổ, hay kiêu căng, hay xung động vì l‎ý do nào đó, và sự suy nghĩ và cảm xúc của họ phản lại chính họ.

Nhưng bậc thượng thừa có thể nằm gọn vào trái tim của người khác vì bậc thượng thừa luôn có cái tâm của nước:

– Yêu mến người kia vì họ là như thế, cả điều tốt lẫn điều xấu, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm—nước không chọn cây tốt cây xấu để cho nguồn sống;

– Luôn luôn giúp người kia phát triển cái mạnh của họ như là nước luôn luôn giúp cây phát triển lá cành;

– Cái xấu và cái yếu của người kia thì ta không cần nhổ, trừ khi người ấy nhờ ta giúp một tay để nhổ. Nước chẳng nhổ cỏ hay tỉa cành bao giờ. Người kia sẽ sẽ tự nhổ điểm yếu của họ lúc nào họ muốn. Đừng nhất định phải làm bác sĩ khi bệnh nhân không muốn và không bằng lòng cho ta chữa bệnh.

Chỉ có vậy thôi. Nếu ta thực sự yêu mến người kia và nâng đỡ người kia phát triển điểm mạnh của họ, mà không tự động đòi làm bác sĩ khi không được mời, thì đương nhiên là ta có thể nằm gọn gàng và êm ấm trong trái tim của họ.

Và sống như thế thì đương nhiên là gặp bầu thì ta thành tròn mà gặp ống thì ta thành dài, rất tự nhiên, không cần cố gắng thay hình đổi dạng.

17
1
Quỳnh Anh Đỗ
24/05/2018 08:41:57
"Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" có nghĩa là khi ở trong một xã hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nó. Nó giống như câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" vậy. Ví như ta sống trong môi trường chỉ toàn người tốt thì ta sẽ sống tốt, thành đạt, và làm được nhiều việc tốt cho xã hội, và ngược lại nếu ta sống trong môi trường chỉ toàn người xấu, việc xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Vì vậy qua câu tục ngữ này ông bà ta còn coi trọng việc chọn môi trường sống để sinh sống đó bạn. Ngoài ra nó còn có nghĩa đen là ở nơi "bầu" có nghĩa là trái bầu thì tròn thì ta cũng ảnh hưởng của nó, và ở "ống", ống thì dài do vậy ta cũng ảnh hưởng bởi tác động của môi trường sống luôn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư