Nhận dạng và đánh giá những lợi ích và chi phí của dự án trên. Và cho biết đã sử dụng hướng dẫn nào để nhận dạng và đánh giá giá trị lợi ích và chi phí tương ứng?
Dự án đầu tư mỏ khai thác và chế biến khoáng sản trên một khu vực rộng 2.000 ha với chi phí vốn đầu tư ban đầu là (1630) tỷ đồng được xây dựng trong 2 năm 2017 và 2018 với tỷ lệ phân bổ vốn giữa các năm là là (65% và 35%), sau đó được khai thác trong vòng 10 năm tiếp theo. Chi phí vận hành hàng năm: dự kiến năm 2019 là 450 tỷ đồng, năm sau tăng so với năm trước (1,3)%. Giá trị tài sản thu hồi vào năm cuối dự kiến là 2% giá trị đầu tư ban đầu. Sản lượng quặng khai thác được và giá bán quặng dự kiến như sau:
+) Sản lượng khai thác và tiêu thụ năm 2019 là 1.200.000 tấn, năm sau tăng so với năm trước 5%. Trong đó: Sản lượng xuất khẩu chiếm 30% tổng sản lượng tiêu thụ.
+) Giá bán dự kiến năm 2019:
- Nội địa: 1.050.000 đồng/tấn; năm sau tăng so với năm trước (1,3)%
- Xuất khẩu: 1.150.000 đồng/tấn; năm sau tăng so với năm trước (1,3)% Ngoài ra, dự án còn kéo theo việc đầu tư các dự án nhỏ khác và các vấn đề sau:
1. Khu vực khai thác hiện tại là một khu rừng đang bị khai thác gỗ trái pháp luật rất trầm trọng. Để xây dựng khu mỏ, khu rừng này sẽ bị chặt và sau đó được trồng lại bằng các loại cây lâu năm. Chi phí khai thác gỗ không đáng kể và doanh thu từ gỗ và một số sản phẩm khác của khu rừng là (26) tỷ đồng.
2. Một nhà máy nhiệt điện nhỏ được xây dựng trong năm 2018 gần khu vực mỏ để tận dụng nguồn nguyên liệu thừa từ quặng. Chi phí xây dựng là 120 tỷ đồng, trong đó một số chi phí để xây dựng nhà máy nhiệt điện đã được trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng ước tính chung là (10/13) % trên tổng chi phí này. Sản lượng điện hàng năm dự kiến là 20 triệu KWh. Điện sản xuất ra được bán cho cư dân trong vùng và các vùng lân cận với giá mỗi KWh là 3.000 đồng. Biết rằng người tiêu dùng phải trả 10% thuế cho mỗi KWh sử dụng. Nhờ có điện mà có nhiều cửa hàng bán đồ điện, điện tử, ... hơn trước. Doanh thu từ các cửa hàng này tăng thêm ước tính là 1,5 tỷ đồng/năm.
3. Hoạt động xuất khẩu quặng yêu cầu phải mở rộng cảng biển và nâng cấp tuyến đường dẫn ra cảng, các công việc này được thực hiện vào năm 2018. Việc mở rộng cảng sẽ dẫn đến yêu cầu phải dời cảng cá và lấp đầy đầm lầy tại khu vực cảng. Chi phí mở rộng cảng khoảng 70 tỷ đồng,
chi phí xây dựng cảng 10 năm trước là 100 tỷ đồng. Chi phí trước đây xây dựng con đường từ mỏ đến cảng là 150 tỷ đồng. Chi phí nâng cấp đường hiện nay là 60 tỷ đồng.
4. Cảng được mở rộng cùng với việc nâng cấp đường tới cảng sẽ làm tăng khả năng vận chuyển và marketing các sản phẩm nông nghiệp trong vùng. Giá trị tăng thêm ước tính là 1,5 tỷ đồng mỗi năm. Giá đất nông nghiệp trong vùng cũng tăng thêm, trước khi có dự án dự kiến tăng thêm 20 triệu đồng/ha/năm, khi dự án hoàn thành dự kiến tăng thêm 70% so với trước kia (diện tích đất nông nghiệp là 300 ha).
5. Đường được nâng cấp và cảng được mở rộng giúp khách du lịch đến công viên quốc gia dễ dàng hơn (con đường được nâng cấp đi qua trước cửa công viên) và đi tàu ra vùng đảo san hô thuận tiện hơn. Số lượng khách du lịch trung bình hàng năm được ghi nhận trong 5 năm qua là 6.000 người/năm. Một cuộc khảo sát được tiến hành dự đoán khi dự án hoàn thành số lượng khách du lịch đến vùng này là 15.000 người trung bình một năm. Mỗi người chi tiêu trung bình khoảng 5 triệu đồng.
6. Nhiều lao động được tuyển dụng làm ở mỏ, vận chuyển và du lịch hơn trước. Có hai loại lao động: (1) 500 chuyên gia và nhân viên có trình độ chủ yếu đến từ các thành phố lân cận với mức lương trung bình là 300 triệu đồng/người/năm; và (2) 3.000 lao động phổ thông trong vùng và ở các vùng lân cận với mức lương trung bình 100 triệu đồng/người/năm. Trong đó 40% số lao động được tuyển vào năm 2017 số còn lại được tuyển vào năm 2019, và trong số này có 30% trước đây thất nghiệp.
7. Dự án làm thiệt hại rạn san hô vào khoảng 500 triệu đồng/năm (rạn san hô này là khu vực đa dạng sinh học biển được công nhận là di sản thế giới và thu hút lượng lớn khách du lịch).
8. Khu vực đầm lầy xung quanh cảng biển là nơi xuất phát của dịch bệnh sốt rét. Chi phí phòng chống và chữa bệnh sốt rét cho dân cư địa phương hàng năm vào khoảng 1,5 tỷ đồng. Hàng năm Chính phủ hỗ trợ dân cư địa phương 0,5 tỷ đồng để phòng/chữa bệnh sốt rét. Khi có dự án do mở rộng cảng biển phải lấp đầm lầy do đó Chính phủ và cư dân địa phương không còn phải chịu khoản tiền này nữa.
9. Chất thải của mỏ khai thác đổ thẳng xuống sông Cái có hạ lưu gây thiệt hại ước tính 5 tỷ đồng mỗi năm, trong đó 3 tỷ đồng là do dân cư xung quanh chịu (ô nhiễm một số dòng kênh dẫn ra sông, giảm lượng cá đánh bắt do một số loài di chuyển đi nơi khác) và phần còn lại do dân cư nước láng giềng chịu thiệt hại.
Yêu cầu:
a. Nhận dạng và đánh giá những lợi ích và chi phí của dự án trên. Và cho biết đã sử dụng hướng dẫn nào để nhận dạng và đánh giá giá trị lợi ích và chi phí tương ứng?
b. Tính toán NPV, IRR, BCR, T và dựa vào kết quả tính toán các chỉ tiêu trên cho kết luận về dự án trên? Biết suất chiết khấu xã hội là 10%.
0 Xem trả lời
1.973