Công nghiệp
– Đang phát triển theo hướng:
+ Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài.
+ Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
– Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.
– Các ngành công nghiệp chế biến như lắp ráp ôtô, xe máy, thiết bị điện tử …, do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực.
– Phân bố chủ yếu ở Singapore, Thái Lan, Malaisia, Inđônêxia, Việt Nam …
– Ngoài ra, Đông Nam Á còn phát triển các ngàn:
+ Khai thác dầu khí (Brunây, Inđônêxia, Việt Nam, Malayxia ….)
+ Khai thác than và các khoáng sản kim loại, dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.
+ Công nghiệp điện: sản lượng điện của đạt 439 tỉ Kwh. (lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người thấp 744 Kwh/ người/ năm) bằng 1/3 của thế giới.
Dịch vụ
– Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
– Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
– Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
Nông nghiệp
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
Trồng lúa nước
– Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực.
– Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) à 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn).
– Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
– Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực. (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển).