Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về số phận người phụ nữ phong kiến Việt Nam qua chùm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (Có thể liên hệ Chinh phụ Ngâm , Cung oán ngâm, Truyện Kiều )

Mình cần phải thuyết trình 1 bài văn :
Nhận xét về số phận người phụ nữ phong kiến VN qua chùm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (Có thể liên hệ Chinh phụ Ngâm , cung oán ngâm, Truyện Kiều )
Mình cảm ơn mọi ng ạ <3
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
540
2
0
Kim Taehyung
30/07/2019 21:02:08
Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người, ở một chừng mực nào đó, lời nhận xét trên của Nguyễn Văn Siêu là khẳng định giá trị trường tồn của các tác phẩm viết về con người. Cùng với những Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ, thân phận con người được phản ánh trong nhiều tác phẩm trở thành chủ đề lớn của nền văn học.
Vào những năm cuối thế kỉ X - XV, trong xã hội phong kiến Việt Nam, số phận con người hầu như có phần bị bỏ rơi, bị lu mờ trước số phận của dân tộc.
Người ta quen sống trong không khí sôi nổi, hùng tráng của hào khí chiến đấu với những chiến công vang dội mà quên những kiếp đời nhỏ nhoi, cá biệt. Rải rác đây đó trong văn học bắt gặp một vài câu chuyện đề cập đến thân phận con người (Một số chuyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thế kỷ XVI), song có lẽ đấy chỉ là ngoại lệ.
Trước đó, một số ít bài thơ của Nguyễn Trãi đã xuất hiện những nét tâm lí riêng tư của con người, qua Nguyễn Dữ đến Phạm Thái, được biểu hiện đậm nét hơn. Nhưng để trở thành chủ đề lớn của nền văn học thì phải đến cuối XVIII, đầu thế kỷ XIX, khi quyền sống con người ít nhiều được đánh thức. Lúc này, hơn bao giờ hết người nghệ sĩ bị đặt trước sự lựa chọn quyết liệt: hoặc hướng ngòi bút vào những khổ đau của con người hoặc theo lối cũ ca ngợi chế độ. Những tác giả kiệt xuất của văn học Việt Nam giai đoạn này, với bản lĩnh cứng cỏi và trái tim nhân đạo, đã chọn cho mình con đường thích hợp: đi vào những vấn đề nhức nhối nhất của con người đấy là quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó cũng là lí do khẳng định tại sao những tác phẩm hay nhất giai đoạn này lại phần lớn là những tác phẩm viết về nỗi đau của con người.
Chế độ phong kiến bất công tàn bạo đang vùi dập những gì tốt đẹp nhất mà con người có thể có: tài, sắc, phẩm hạnh, sự khát khao hạnh phúc, tình yêu. Đau đớn hơn bởi nạn nhân của nó là người phụ nữ, đối tượng tập trung hết thảy mọi oan trái, đắng cay. Gói trọn trong hai chữ thân phận mà dường như hàm chứa hết mọi nghĩa của một đời người, tất cả cũng để dồn lại cái đích cuối: người phụ nữ, thân phận và nỗi đau.
Khi nói đến nỗi đau không nhất thiết phải là những mất mát lớn lao hay sự dằn vặt về miếng cơm manh áo. Không, cái phần người nhất của mỗi con người là ở ngọn nguồn sâu thẳm của tâm hồn, ở tình cảm riêng tư nhất, giản dị nhất, đời thường nhất mà nhiều khi ta không nghĩ đó chính là khởi điểm của những tưởng sẽ hạnh phúc đủ đầy, ngờ đâu rơi vào bất hạnh. Người cung nữ chôn vùi tuổi xuân, sắc đẹp trong điện gấm, cung son, phận mình bị người ghẻ lạnh thờ ơ, để cho thời gian cứ gậm nhấm dần:
Đêm năm canh lần nương vách quế
Cái buồn này ai để giết nhau?
Đau đớn nhất của người cung nữ là không được mãi mãi hưởng hạnh phúc. Chốn cấm cung hoá thành nhà tù giết chết con người một cách âm thầm, dai dẳng làm phôi pha dần tuổi trẻ và nhan sắc. Buồn tủi, oán trách, giận hờn, người cung nữ trút lên đầu ông tơ bà nguyệt nỗi uất ức của mình:
Giang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.
Tuy vậy, họ làm sao ra được khỏi vòng kiềm toả của chế độ.
Tiếp theo, ta hãy nghe lời Mời trầu tha thiết của nữ thi sĩ họ Hồ:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Cái đặc biệt của Hồ Xuân Hương là bà vừa là chủ thể sáng tạo, nhưng cũng là nạn nhân, vì thế miếng trầu, quả cau cũng gắn liền với chữ duyên của đời bà. Hẳn Hồ Xuân Hương ý thức được mình là ai, như thế nào giữa cuộc đời. Khi cái tên Xuân Hương vang lên giữa câu thơ thì niềm khát khao hạnh phúc cũng được thổi bùng lên. Với sự xưng tên đĩnh đạc, đường hoàng, Hồ Xuân Hương thể hiện một bản lĩnh đáng quý, dám khẳng định cái tôi cá nhân cá thể, bài thơ tạo ra hai dự cảm đồng thời ở người đọc. Một bên là kết quả đẹp đẽ, gắn bó tạo nên sắc thắm của hạnh phúc. Một bên là sự chia li cho nghịch cảnh đớn đau xanh như lá bạc như vôi. Vì vậy miếng trầu ở đây không còn là miếng trầu trao duyên nữa, cũng như cách cấu trúc ngữ pháp có phải..., đừng... khẳng định mà ấn tượng tạo ra nghiêng về cái nặng nề, chia li. sắc thắm kia có thể chỉ là ước mơ, còn xanh lá bạc vôi kia lại là hiện thực đã được trải nghiệm xót xa thấm thía.
Nhưng dầu sao, khát khao cháy bỏng mời trầu cũng không thấm vào đâu so với nỗi đau chất chồng bởi thực trạng phũ phàng trong lặng lẽ.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Hồ Xuân Hương chửi số kiếp, chửi hộ cho bao người đàn bà khác cùng chung cảnh ngộ. Mạnh mẽ, cứng cỏi, bản lĩnh... nhưng Hồ Xuân Hương cũng phải ngậm ngùi cho duyên kiếp. Đằng sau cái âm điệu đanh sắc của bài thơ, ta vẫn cảm thấy một chút chua xót, nặng nề mà dù có dấu cũng cứ lộ ra xa xót, cứ cắt lòng người. Nếu ở mời trầu, Xuân Hương khao khát đến cháy bỏng hạnh phúc thì ở làm lẽ, sự vỡ mộng mới cay đắng đến nhường nào:
Thân này mới biết đường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Hồ Xuân Hương đã cất tiếng kêu đòi tự do hạnh phúc cho bao kiếp đàn bà đang trong cảnh sống lẻ mọn.
Với Nguyễn Du, Thuý Kiều là nhân vật được đúc kết từ những mấu hình lí tưởng được đẩy đến giới hạn tột cùng của vẻ đẹp, trí tuệ, phẩm cách. Nhưng vì lí tưởng hoá nhân vật, nên nỗi đau cũng rất điển hình.
Một nàng Kiều sắc sảo, thông minh đến hoa ghen, liễu hờn nhưng đời đã xô đẩy vào mọi bể khổ trần ai, suốt mười lăm năm đoạn trường lưu lạc. Một nàng Kiều hiếu thảo nghĩa tình, thuỷ chung đằm thắm nhưng đời bắt chịu cảnh trái oan, cay đắng. Con người nàng là hợp lưu của mọi nỗi đau.
Mối tình đầu còn đắm say thì phải dứt tình dấn thân vào nơi ô nhục. Nỗi đau thể xác của những trận hành hạ mà mụ Tú Bà chủ mưu không làm cho nàng đau đớn bằng tâm hồn trong sáng của mình bị vẩn đục bởi trò lả lơi thô bỉ của nhà chứa. Sau những lần quên mình trong rượu, trong cảnh sống xô bồ, ô uế, nàng mới thấy hết cái nhục nhã chán chường:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Đây mới là con người thật của nàng, tấm lòng ngời sáng của người con gái họ Vương kiều diễm đã ý thức được phẩm giá của mình trong mọi nỗi bất hạnh, vẻ đẹp ấy hơn mọi vẻ đẹp và nỗi đau ấy mới là tuyệt đỉnh của nỗi đau.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân đạo, các tác giả đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với mọi kiếp đời bất hạnh. Nhưng lòng nhân đạo đó cũng chỉ dừng ở mức là lòng cảnh thương, là tiếng kêu đòi quyền con người chứ chưa có lối thoát, chưa hướng cho con người cách giải quyết thoả đáng. Điều đáng quý là họ đã dồn hết tâm lực, hết tài năng và trí tuệ của mình vào từng lời trong tác phẩm để nói lên những điều thiêng liêng mà xã hội phong kiến đương thời xem là huý kị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Đình Đức
30/07/2019 21:16:03
Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã mượn lời Thuý Kiều - cô gái tài hoa bạc mệnh, để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, ai oán, như một lời than phẫn uất trước định mệnh bất công. Tiếc thay, trong xã hội như thế thì bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan. Các tác phẩm nổi tiếng như Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) đã chứng minh cho bi kịch ấy.
Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du, in trong Thanh Hiên thi tập. Có thể Nguyễn Du sáng tác bài thơ này trước hoặc sau khi được triều đình nhà Nguyễn cử đi sứ sang Trung Quốc. Thắng cảnh Tây Hổ gắn liền vói giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc, sống vào đầu đời Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm lẽ một thương gia giàu có họ Phùng ở Hàng Châu. Vợ cả ghen, bắt Tiểu Thanh ở một mình trong ngôi nhà biệt lập trên núi Cô Sơn. Tuổi thanh xuân của nàng bị giam hãm trong bốn bức tường quạnh quẽ. Thương thân, tiếc phận, Tiểu Thanh làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của minh. Ít lâu sau, nàng chết vì buồn, giữa lúc tuổi vừa mười tám. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ, may còn sót lại một số bài được người đương thời chép lại, đặt tên là Phần dư (đốt còn sót lại) và thuật luôn câu chuyện bạc mệnh của nàng.
Nguyễn Du đọc những bài thơ ấy, lòng dạt dào thương cảm cô gái tài hoa bạc mệnh, đồng thời bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao phụ nữ tài hoa khác, cảm xúc ấy đã được tác giả thể hiện qua bài thơ nổi tiếng:
Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Vàn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.
Cái ẩn phong lưu khách tự mang,
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Đến với Tiểu Thanh ba trăm năm sau khi nàng mất, nhà thơ ngậm ngùi trước cảnh đời tang thương dâu bể cảnh đẹp Tây Hổ đã hoá gò hoang, thời gian huỷ hoại tất cả. Trên gò hoang ấy chôn vùi nắm xương tàn của nàng Tiểu Thanh xấu số. Nhắc đến cảnh đẹp Tây Hổ, chắc hẳn tác giả có ý nói về con người đã từng sống ở đây, tức nàng Tiểu Thanh. Cuộc đời của người con gái tài sắc ấy cũng chẳng còn lại gì ngoài những giai thoại về nàng, cảnh ấy khiến tình này nhân lên gấp bội. Trái tim của thi sĩ thổn thức trước tập thơ gợi lại kiếp người xấu số:
Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Tiểu Thanh dã bày tỏ tâm trạng của mình qua tập thơ như thế nào? Chắc chắn đó là nỗi buồn tủi cho thân phận, nỗi xót xa cho duyên kiếp dở dang và thống thiết hơn cả là nỗi đau nhân tình không người chia sẻ. Nhà thơ khóc thương Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh và có cảm giác như linh hồn nàng vẫn còn vương vấn đâu đây. Nàng chết trong cô đơn, héo hắt. Tuổi thanh xuân của nàng đã bị đọa đày, tước đoạt thì oan hổn nàng làm sao siêu thoát được?
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Vãn chương vô mệnh đốt còn vương.
Son phấn tượng trưng cho sắc đẹp của phụ nữ, mà sắc đẹp thi có thần. Dù người đẹp có thể bị đọa đày, vùi dập và chết đi thi tên tuổi họ vẫn đời đời lưu lại như Tây Thi, Dương Quý Phi... Văn chương là cái tài của Tiểu Thanh nói riêng và cũng là vẻ đẹp tinh thần của giới văn nhân tài tử nói chung. Vá chương vô mệnh bởi nó không biết đến sống chết, ấy vậy mà ở đây, chương như có linh hổn, cũng biết giận hờn và biết cô' gắng chống bạo lực huỷ diệt để tổn tại, để nhắn gửi đến hậu thế những điều tâm huyết.
Dù tập thơ của Tiểu Thanh đã bị đốt phần lớn nhưng chỉ một chút còn lại cũng đủ để người đời thương cảm và xót xa cho nàng. Trong xã hội phong kiến cũ, có biết bao nhiêu nàng Tiểu Thanh như thế? Cùng một mối thông cảm và xót thương như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn đã sáng tác ra Chinh phụ ngâm để phản ánh nỗi khổ của những người phụ nữ có chồng ra trận, lên án chiến tranh gây nên cảnh sinh li tử biệt. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm, chuyền tải một cách tài tinh nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Đoạn trích Tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ gồm từ câu 193 đến câu 228, kể về việc sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đẩy hiểm nguy chốt chóc mà xót xa, lo lẳng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa phải chia lìa? Vì sao nàng phải lâm vào tình cảnh éo le một mình nuôi mẹ già con dại? Vì sao nàng có chồng mà lại phải chịu cảnh phòng không chiếc bóng? Có thể coi đây là đoạn thơ thể hiện rõ nhất tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
Người chồng đã lên đường ra trận, người vợ trẻ thấy lòng trống vắng lạ lùng. Nàng lặng lẽ dạo hiên váng thầm gieo từng bước, trong nỗi cô đơn trĩu nặng. Tâm trạng nàng bồn chồn, đứng ngồi không yên, sốt ruột mong ngỏng tin vui mà chẳng thấy. Suốt năm canh một mình một bóng bên đèn, nỗi khổ không biết san sẻ cùng ai:
Dèn có biết dường bàng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nôn lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bôn.
Khắc giờ đàng đáng như niên,
Mối sầu dàng dặc tựa miền biển xa.
Nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, cho dù tác giả không hề nhắc đốn hai chữ chiến tranh:
Hương gượng đốt hổn đà mê mải,
Gương gượng soi lộ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyển kinh đứt phím loan ngại chùng.
Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu nam nữ, tinh nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Dường như người chinh phụ không muốn đụng tới bất cứ thứ gì vì tình cảm đến sự chia lìa, tan vỡ của hạnh phúc lứa đôi. Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi, khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở, bất an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chỉ còn biết gửi nhớ thương theo cơn gió:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng gửi đến non yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bàng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhở chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng.
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch không được sống hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả. Cung oản ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là lời ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, lúc đầu được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu lại bị ruồng bỏ, lãng quên, ở trong cung cấm, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc.
Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ gồm 36 câu, từ câu 209 đến 244 của tác phẩm. Nhà thơ đặc tả tâm trạng chua chát, cay đắng của người cung nữ:
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
Trong tình cảnh cô đơn và tuyệt vọng, nàng nhớ lại ngay mới vào cung, nhan sắc tươi đẹp, mơn mởn như bông hoa vừa hé nở, thắm sắc thơm hương. Còn giờ đây, thân phận nàng nào có khác chi hoa tàn nhị rữa, chẳng ai còn thương tưởng, đoái hoài. Càng ngẫm nghĩ lại cảng chua xót. Nỗi chua xót, tủi hờn cứ theo ngày tháng mà cuộn dâng, giày vò tâm hổn và thể xác nàng. Người cung nữ cay đắng và bất bình trước một điều phi lí: Bỗng không mà hoá ra người vị vong, có nghĩa là mình chẳng khác chi một người đàn bà goá bụa, trớ trêu hơn là goá bụa giữa tuổi xuân xanh. Tâm trạng của người cung nữ lúc ngậm ngùi buồn khổ, lúc ai oán băn khoăn, khi thẫn thờ da diết và cuối cùng là bực bội, giận hờn. Dường như nàng ngày một chìm sâu trong nỗi chán chường, tuyệt vọng. Không thể giải thoát khỏi cảnh cô đơn, nàng âm thầm rút vào cuộc sống nội tâm đầy giằng xé, dằn vặt. Nàng buồn rầu đến khắc khoải, ngao ngán đến ngẩn ngơ và đau đớn đến xé lòng khi nhìn, thẳng vào thực trạng thê thảm của số phận:
Một mình đứng tủi ngồi sầu,
Đã than với nguyệt tại rầu với hoa!
Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,
Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.
Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Để gầy bông thẩm, để xơ nhụy vàng!
Nỗi buồn tủi đã kéo dài quá sức chịu đựng, người cung nữ oán trách nhà vua một cách gián tiếp nhưng không kém phần gay gắt:
Đêm năm canh lần nương vách quế.
Cái buồn này ai dễ giết nhau.
Giết nhau chẳng cái lưu cầu,
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!
Cuối cùng là sự bất bình của nàng trước số kiếp hồng nhan bạc mệnh, muốn phá tung tất cả cung vàng lầu ngọc để trở về với cuộc sống binh thường, dân dã mà hạnh phúc:
Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!
Xe thế này có dở dang không?
Dang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!
Các nhà thơ có lòng nhân ái sâu xa đã đưa hình tượng người phụ nữ cùng bi kịch của họ vào văn chương muôn đời. Những số phận bất hạnh như Tiểu Thanh, Thuý Kiều, người chinh phụ, người cung nữ trẻ chỉ là một vài trong muôn triệu kiếp sống khổ đau dưới xã hội phong kiến đầy ràng buộc khắt khe và định kiến nghiệt ngã đối với phụ nữ. Đọc thơ của các nhà thơ trên, chúng ta hiểu vì sao phải xoá bỏ xã hội bảo thủ, bất công, lạc hậu ấy để bảo vệ quyền sống tự do, hạnh phúc cho phụ nữ nói riêng và con người nói chung.
1
0
NguyễnNhư
23/07/2023 23:30:35
- Người phụ nữ trong xã hội xưa có vai trờ rất nhỏ , họ không có quyền quyết định, phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Thời xưa đã đặt trong tay người đàn ông quá nhiều quyền lực để rồi người phụ nữ khi ấy thật nhỏ bé trong xã hội

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×