Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những dẫn chứng về cái giật mình trong cuộc sống

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.061
2
19
Phương Dung
30/11/2017 19:53:24
Một tiếng động lạ bất ngờ, một tiếng “hú òa” từ đằng sau, một cơn ác mộng, tất cả chúng đều khiến con người ta bị giật mình. Đã bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta lại như vậy chưa?

Giật mình (startle) là một phản ứng tự nhiên của cơ thể con người chống lại các kích thích bất ngờ và đột ngột, một cơ chế tự phòng thủ của chúng ta. Kể từ thuở sơ khai, phản ứng tự nhiên này đã ra đời nhằm bảo vệ loài người, lúc đó còn yếu và trình độ tiến hóa chưa cao.

Trải qua hàng triệu triệu năm, cơ chế này vẫn tồn tại, song hành cùng cuộc sống chúng ta nhưng có nhiều sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Biểu hiện của phản ứng rất đơn giản: trước một kích thích đặc biệt, người chúng ta đột nhiên co rúm lại, mắt nhắm, đầu hơi nghiêng về phía sau. Điều này được lý giải là để bảo vệ các bộ phận quan trọng: mắt, đầu và gáy - nơi chứa rất nhiều các dây thần kinh quan trọng bên trong cơ thể.

Giật mình sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn, đồng thời sản sinh ra nhiều hormone adrenaline hơn mức bình thường, giúp giảm đau và cho phép chúng ta đối mặt với nguy hiểm nếu có.

Thông thường, con người thường giật mình do những tiếng động lạ, bất ngờ, đột ngột. Vì vậy, con đường của phản ứng này bắt đầu từ tai, qua các cơ quan cảm nhận và dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương não bộ, từ đó đưa ra phản ứng trả lời cho kích thích phù hợp.

Mức độ bất ngờ, đột ngột của mối nguy hiểm càng lớn thì não phản ứng càng mạnh. Độ trễ của các phản xạ chỉ nhỏ hơn khoảng 10 mili giây, đảm bảo chắc chắn chúng ta phản ứng kịp. Đôi khi, giật mình quá sẽ gây ra rối loạn nhịp thở bất thường, khiến bạn tự dưng có cảm giác “đứng tim”, “hết hồn”.

Sự sợ hãi cũng ảnh hưởng tới quá trình này. Càng sợ hãi con người càng nhạy cảm, tai càng thính và rất dễ giật mình. Trẻ sơ sinh chính là những người hay giật mình nhất.

Từ 3 - 6 tháng tuổi, các bé đã bị phản ứng Moro (tương tự giật mình của người lớn) nếu gặp phải tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng quá mạnh. Phản xạ này hơi khó quan sát, đại thể như sau: các bé khóc lớn, mắt nhắm lại và đột nhiên giang tay ra hai bên.

Khi lớn lên, kinh nghiệm sống cũng nhiều hơn, con người ít giật mình hơn. Đơn giản chỉ bởi vì khả năng nhận biết mối nguy hiểm của chúng ta ngày một tốt lên và không dễ để “hú òa” như thời bé nữa.

Tuy nhiên, đối với tuổi trưởng thành, xuất hiện thêm nhiều nguyên nhân khác kích thích giật mình. Đó là áp lực công việc, stress… Minh chứng rõ ràng nhất là khi ngủ, không ít người cảm thấy mình rơi từ trên một tòa nhà cao tầng xuống… và rồi giật mình tỉnh giấc.

Thủ phạm gây ra trải nghiệm khó chịu ấy chính là sự căng thẳng của cơ thể. Người ta thống kê được rằng, hầu hết những người sống trong đô thị lớn, công việc áp lực, liên tục căng thẳng thì chắc chắn trải qua điều này thường xuyên. Thậm chí, nhiều trường hợp rơi vào hiện tượng “ngủ gà” - ngủ không nhắm mắt - rất hại cho sức khỏe.

Một nguyên nhân khác là do tư thế ngủ không được đúng. Với con người, ngủ là đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, an toàn, song nếu vô tình ngủ trong tư thế sai, bộ não sẽ nhận thức rằng, cơ thể có một mối nguy hiểm cận kề, vì thế khiến ta ngủ không sâu.

Sau một thời gian não sẽ chỉ định gây ra một cú sốc điện bên trong để cơ thể kịp thời sẵn sàng phản ứng với những kích thích có thể xảy ra. Đó chính xác là cảm giác bạn bị hụt chân, ngã xuống từ nhà cao tầng rồi đột ngột… bừng tỉnh giấc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
5
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
30/11/2017 19:53:38

Trong cuộc sống, giữa bao nhiêu sự cám dỗ, đôi khi vô tình hay cố ý, con người quên đi những gì tốt đẹp mà mình từng gắn bó. Để rồi đến một ngày chợt nhận ra những giá trị ấy đáng quý vô cùng. Trong bài thơ Ánh trăng, bằng hình tượng “ánh trăng”, thắm đượm ý nghĩa nhân văn, nhà thơ Nguyễn Duy đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

Ánh trăng trước sau vẫn vậy, dân dã, mộc mạc, bình dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gọi niểm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy cũng đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của con người. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tam hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải là một sớm một chiều.

Với biểu tượng ánh trăng, Nguyễn Duy đã khẳng định lòng thủy chung, bao dung độ lượng của nhân dân với người kháng chiến cũ. Con người trước đây được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của nhân dân nhưng giờ đây lại có thể lãng quên. Từ đó, nhà thơ muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người thông điệp: Đừng sống vô tình, vô nghĩa, phải thủy chung, trọn vẹn với nhân dân, đất nước và với chính bản thân mình.

Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt. Nó đòi hỏi lòng dũng cảm của mỗi người. Người lính năm xưa đã nhìn lại quá khứ, soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp.

Ánh trăng là bài ca không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay. Chúng ta hãy biết giật mình trong mỗi sớm mai thức dậy!

10
9
Trịnh Quang Đức
30/11/2017 20:00:31
Những cái dẫn chứng cho sự giật mình trong cuộc sống là:
- Cái giật mình của tác giả trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Khi bị ai đó dọa từ đằng sau mà mình không hey biết.
- Khi chưa thuộc bài và bị gọi lên bảng....

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×