Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những nhân tố quyết định đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản là gì? Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào khi Pháp tiến hành khai thác Việt Nam lần thứ hai

1. Những nhân tố quyết định đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản là gì
2. Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Phân tích những tác động của nó đối với đời sống con người
3. Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào khi Pháp tiến hành khai thác Việt Nam lần thứ hai
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.242
1
2
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
03/12/2017 21:15:13
  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Phương Dung
03/12/2017 21:15:16
1) Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản:
  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)
0
1
kaka ka
03/12/2017 21:15:25

Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản:

  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)
1
1
Phương Dung
03/12/2017 21:15:55
3) Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.
  • Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:
+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
+ Trung địa chủ
+ Tiểu địa chủ
– Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng
– Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
  • Giai cấp nông dân
– Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông
– Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.
– Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.
  • Giai cấp công nhân
– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
– Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
– Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.
* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
– Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
– Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
– Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
– Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
– Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
– Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.
  • Giai cấp tư sản
– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
– Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
– Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
  • Giai cấp tiểu tư sản
– Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.
– Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
 
Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
1
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
03/12/2017 21:16:36
2, Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh…, con người đã ứng dụng cải tiến kỹ thuật, phục vụ sả xuất và cuộc sống .Tạo cơ sở lý thuyết cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức. (3-1997 cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính,tháng 4-2003 công bố “Bản đồ gen người “, tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y)
- Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot...
- Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…
- Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn)…
- Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh.
- Nông nghiệp: tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa.. lai tạo giống mới, không sâu bệnh, nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói.
- Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn, … truyền hình trực tiếp, điện thoại di động.
- Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…, phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957); con người bay vào vũ trụ (1961); con người đặt chân lên mặt trăng ( 1969).
- - Công nghệ thông tin phát triểm và bùng nổ mạnh trên toàn cầu, mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội.
 
Trong tương lai gần, mỗi người sẽ có bản đồ gen của riêng mình.
b. Tác động
* Tích cực
- Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.
- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.
2
0
Fan cuồng Barcelona
03/12/2017 21:18:29
1.
Những nhân tố quyết định đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản là:
+ Có vị vua suất sắc như "Thiên Hoàng Minh Trị"
+ Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.
2.
Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, Nhật Bản bành trướng ra bên ngoài. Quân đội Nhật đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn, đáng chú ý nhất là Triều Tiên và Mãn Châu Lý của Trung Quốc.
Nhờ công cuộc Minh Trị duy tân cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước thế chiến thứ hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×