Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã học là gì? Lấy một bài ca dao mà em thích và cho biết nội dung của bài ca dao đó?

Câu 1: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã học là gì? Lấy một bài ca dao mà em thích và cho biết nội dung của bài ca dao đó?
Câu 2: Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiện, thái độ của nhân dân ta với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?
Câu 3: Lập bảng thồng kê các văn bản đã đọc- hiểu đã học và đọc thêm trong chương trình lỳ II (trừ văn bản nghị luận ) theo mẫu sau:
STT-Tác phẩm-Tác giả-Nội dung chính-Nghệ thuật chính
Câu 4: Thống kê các văn bản nghị luận đã học và đọc thêm trong chương trình kỳ II theo mẫu sau
STT-Tác phẩm-Tác giả-Luận điểm chính-Phương pháp lập luận-Nội dung Nghệ thuật
3 trả lời
Hỏi chi tiết
8.431
24
16
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/04/2017 17:17:43
Câu 1
Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chú yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân tài Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu, ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người việt Nam mình thật rõ nét.

Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó lá niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.

Điều này rất dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi coil người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn raụ tấc đất của mình. Chính vì lè đó, nếu con dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa 
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh 
Ai lên xứ Lạng cùng anh 
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…

Thì người con của mảnh đất miền Trung cũng hãnh diện về quê hương mình không kém: 

Đường vồ xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cá bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một ìần đặt chân đến kinh kì, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội, mảnh đất trái tim Tổ quôc. Thế nhưng, ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe mấy lời ca dao bất hủ:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vủ, canh gò Thọ Xương 
Mịt mù khói tỏa ngàn sương 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa, một bến nước vô danh nào đó thì đấy cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cám cao quý thiêng liêng đối với sông nước Việt Nam.

Ca dao đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của con người Việt Nam

Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử với nhau “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm lá rách” hỗ trợ nhau trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ơ tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy khác giông, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em vì cùng sinh trưởng chung trên một chiếc giàn, con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sông chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triền, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào đề chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng: 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước, đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ, Gia đình từ ngàn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội văn minh. Cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành, ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này: 

Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhoi cơm búng, lười lừa cá xương.

Vì thế khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bânq khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khố cực, người bình dân vẫn yêu đời:

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gặt đầu khen ngon.

Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Như đã biết, trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, đầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt.” Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa pa lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Mỗi thành viên làm một việc, kế cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khắng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm nhận yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ônẹ bao đời và của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tè đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng  .
Phất phơ trong ngọn nắng hồng ban mai.

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động bao đời vượt lên mọi khổ nhọc để vui sống, vừng tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi nhục, phải lỡ bước sa chân, người nông dân lương thiện, trước sau vẫn giữ trọn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người đã so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh 
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thề hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.

Ngày nay, đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/04/2017 17:18:27
Câu 2
Trong cuộc sống lâu dài qua hàng ngàn năn lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã đúc rút được bao kinh nghiệm quý báu, chắt lọc qua hàng ngàn, hàng vạn câu tục ngữ ngắn gọn, cô đúc có vế đối, có vần vè, lưu truyền trong dân gian. Kho tàng tục ngữ Việt Nam thật phong phú và vô cùng quý báu. Trong đó, những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất đúc kết bao kinh nghiệm có nhiều giá trị thực tiễn.

1. Trước đây, nhân dân ta chưa có những dụng cụ, máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, họ đã có những nhận xét rất đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười, vần với nhau), vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau). Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Suy luận ra, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Do ánh sáng mùa hè, do mây mù mùa đông, và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta nêu lên nhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn. Nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đây là một câu tục ngữ đặc sắc.

2. Có thi sĩ đã viết: “Nắng mưa là bệnh của trời...”, thì tục ngữ cũng có câu nói về hiện tượng mưa nắng: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Câu tục ngữ có 2 vế, mỗi vế gồm 4 chữ đối nhau: chữ nắng vần với chữ vắng. Một cách nói vần vè dễ nhớ. “Mau” có nghĩa là nhiều, dày; “mau sao” là nhiều sao, dày sao và sao xuất hiện sớm, mọc sớm. vê mùa hè, trời vừa chập tối, nhiều sao sáng xuất hiện trên bầu trời xanh qua đó nhân dân ta biết ngày mai và những ngày sắp tới trời nắng, rất đẹp trời, để chủ động sắp xếp công việc làm ăn, cày bừa cấy hái,... “vắng” là thưa sao, ít sao trên bầu trời. Đó là một hiện tượng cho biết trời sắp mưa. Biết trước trời mưa, nắng thì mọi công việc làm ăn, nhất là nghề nông mới chủ động tích cực, mới tránh được rủi ro thiệt hại. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một kinh nghiệm hay về dự báo thời tiết mùa hè. Mùa đông thì trái lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”.

Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” có nhiều người còn nói:

- “Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
- “Dày sao trời nắng, vắng sao trời mưa”.

3. Nhà nông, dân chài lưới, dân đi rừng ở ta chỉ có nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng mà đoán được gió bão, lũ lụt,... Câu tục ngữ: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” là một kinh nghiệm quý báu về dự báo thời tiết. Ráng là gì ? Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: “Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng... do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào”. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. Còn có những câu tục ngữ khác cũng nói về ráng:

- “Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa”.
- “Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”.

4. Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú:

- “Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”.
- “Gió bất hiu hiu, sếu kêu trời rét”.
- “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”.
- “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đẩy nước”
-----------------
Ở miền Bắc nước ta, vào tháng bảy, tháng tám hàng năm thường có nhiều mưa, mưa rất to, mưa tầm tã, mưa nhiều ngày, gây ra bão, lũ lụt. Chỉ nhìn đàn kiến bò, 10 lượt kéo đi hàng đàn, nhân dân ta biết: sắp có mưa to, lũ lụt lớn sắp xảy ra: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lũ lụt”. Hoặc:

- “Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới”.
- “Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to”

Bốn câu tục ngữ tiếp theo (5, 6, 7, 8) nêu lên những nhận xét, những kinh nghiệm hay, sâu sắc, xác đáng về đất đai, về ngành nghề, về trồng trọt và kỹ thuật làm ruộng của bà con nông dân:

- Tấc đất, tấc vàng.
- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nhất thì, nhì thục.

5. Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” chỉ có bôn chữ rất ngắn gọn, chia thành hai vế đối nhau nêu lên nhân xét: đất là vàng, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Đất để trồng lúa, ngô, khoai, đậu, vừng, cây ăn trái, rau và các loại hoà,... Đất để làm nhà, để xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa... Đất là nguồn lợi, nguồn sống của nhân dân. Câu tục ngữ vừa nêu lên giá trị của đất, vừa khuyên mọi người phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai, ra sức chăm bón ruộng vườn ngày thêm màu mỡ. Còn có câu ca dao tương tự:

“Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu !”

6. Nhà nông quê ta có nhiều kinh nghiệm quý báu phát triển các ngành nghề: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá, xây dựng các làng nghề thủ công... làm cho kinh tế nông thôn ngày càng mở mang, giàu có. Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” thể hiện trí tuệ và kinh nghiệm hay trong làm ăn của nông dân nước ta.

Trì là ao; canh trì nghĩa là đào ao thả cá...
Viên là vườn; canh viên nghĩa là làm vườn, trồng cây ăn trái...
Điền là ruộng; canh điền là làm ruộng, trồng lúa, hoa màu...

“Nhất canh trì”: nuôi cá, nuôi tôm... thu lợi lớn, chóng làm giàu nhất. Vì thế mới có câu: “Một ao cá một rá bạc”.

“Nhị canh viên”: làm vườn, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa cũng là một nghề làm giàu, được xếp vào thứ hai, sau nghề nuôi trồng thủy sản.

Nghề làm ruộng là nghề căn bản, lâu đời, được xếp vào thứ ba. Ngày nay, nền kinh tế thị trường và khoa học kĩ thuật chân nuôi, trồng trọt ở nước ta phát triển, thúc đẩy và mở mang kinh tế trang trại ở khắp mọi miền quê. Hàng triệu nông dân thi đua làm giàu. Các nghề nuôi trồng thủy sản, làm vườn, làm ruộng, với kĩ thuật về giống, cây, con tiến bộ vượt bậc, đã xuất hiện nhiều triệu phú ở nông thôn. Qua đó, ta càng thấy câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” nêu lên một bài học hay và sâu sắc.

7. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phản, tam cần, tứ giống” đã tổng kết và khẳng định bôn bài học lớn, kinh nghiệm hay về làm ruộng cho năng suất cao. Phải đủ nước; phải bón phân; phải cần cù cày bừa, bắt sâu, làm cỏ, vun xới,...; phải chọn được giống tốt. Cuộc cách mạng xanh ở một số nước châu Á như An Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,... và ở nước ta cho thấy kĩ thuật về giống là hàng đầu, được coi trọng nhất, ưu tiên nhất. Giống lúa mới, sức đề kháng cao chống sâu bệnh, cho năng suất cao được các nhà khoa học và nông dân quan tâm đặc biệt. Nước ta có nền nông nghiệp phát triển, là nước xuất khẩu gạo lớn, qua đó, ta càng thấy giá trị và ý nghĩa đặc sắc ở câu tục ngữ này. Còn có những câu tục ngữ:

- “Phân tro không bằng no nước”.
- “Không nước, không phân chuyên cần vô ích”
- “Ruộng không phân như thân không của”.

8. “Nhất thì, nhì thục” là câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ: “nhất thì” (kịp thời vụ, đúng thời vụ). Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. mất án. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ: “nhì thục”. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.
13
1
Su LaLa
17/04/2019 11:56:51
Câu1 : Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:
- Ca dao về tình cảm gia đình: Nhắc nhở về công ơn sinh thành (tình mẫu tử), tình anh em ruột thịt.
- Ca dao về tình yêu quê hương đất nước , con người: Thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp là những bức tranh phong cảnh, tình yêu, lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
- Những câu hát than thân: Bộc lộ những nỗi lòng tê tái, đắng cay, tủi nhục của người dân lao động, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Những câu hát châm biếm: Phê phán và chế giễu những thói hư, tật xấu trong đời sống gia đình và cộng đồng bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo