Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến (1918-1939). Nhật Bản giữa hai cuộc chiến (1918-1939)

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến (1918-1939)
Nhật Bản giữa hai cuộc chiến (1918-1939)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
592
3
0
Trịnh Quang Đức
06/12/2017 21:42:45
1. Nước Mỹ giữa 2 cuộc chiến: 1. Tình hình kinh tế
Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:
- Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.
- Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.
- Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)
- Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.
- Mĩ bước vào thời kỳ phồn v
2. Tình hình chính trị - xã hội
Đảng Cộng hòa nắm quyền:
- Ngăn chặn công nhân đấu tranh. đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.
- Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên đấu tranh
- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi
- Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế).
inh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Trịnh Quang Đức
06/12/2017 21:43:53
2. Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến * Kinh tế
Công nghiệp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
+ Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.
Biểu hiện:
+ Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
+ Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
Nông nghiệp
+ Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
+ Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ
Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô
* Về xã hội
- Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo
- Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.
2. Nhật Bản trong những năm 1924 - 1929)
* Kinh tế
- Từ 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
- Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
- Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản).
- Nguyên nhân:
+ Nghèo nguyên liệu, nhiên liệu
+ Số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người.
+ Nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.
+ Điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều.
+ Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX.
+ Mĩ: chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn.
+ Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp.
* Về chính trị, xã hội
+ Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị.(ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác).
+ Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại. (Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư