LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nước ta có mấy mùa khí hậu. Nêu đặc trưng khi hậu từng mùa nước ta

Câu 1: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khi hậu từng mùa nược ta?
Câu 2: Trong mùa gió Đông bắc, thời tiết và khí hậu vùng Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ có giống nhau không? Vì sao?
Câu 3: Em hãy cho biết vào mùa hạ( mùa gió Tây Nam), Khí hậu nước ta có gì nổi bật?
Câu 4: Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại?
Câu 5: Nêu đặc điểm các hệ thống song lớn ở nước ta?
Câu 6: Nêu cách phòng chống lũ ở ĐB sông Hồng và Đb song cửu Long?
Câu 7: So sách ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, phân bố và giá trị sử dụng?
8 trả lời
Hỏi chi tiết
2.642
6
1
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 21:18:31
Câu 1:
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 21:19:15
Câu 2:
Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
4
0
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 21:20:07
Câu 4:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất.
Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.
3
0
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 21:23:38
Câu 6:
a) Đồng bằng sông Hồng
– Đắp đê lớn chống lụt.
– Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.
– Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.
– Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
b) Đồng bằng sông Cửu Long
– Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch
– Làm nhà nổi, làng nổi
- Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.
0
1
Nguyễn Hoài An
04/05/2018 21:24:43
Câu 1:
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
Câu 2:
Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 3: Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam. Ngoài ra, Tín phong nửa cầu Bắc vẫn hoạt động xen kẽ và thổi theo hướng đông nam.
Trong mùa này, nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25°c ở các vùng thấp. Lượng mưa trong mùa cũng rất lớn, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, riêng vùng duyên hải Trung Bộ mùa này ít mưa.
Thời tiết phổ biến trong mùa này là trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông. Những dạng thời tiết đặc biệt là gió tây, mưa ngâu và bão. Gió tây khô nóng gây hạn hán cho miền Trung và Tây Bắc. Mưa ngâu kéo dài từng đợt vài ngày vào giữa tháng 8 có thể gây úng ngâp cho đồng bằng Bắc Bộ. Bão gây mưa to, gió lớn và gió giật rất mạnh trực tiếp phá hoại khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải nước ta. Trung bình mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của bốn đến năm cơn bão phát sinh từ Biển Đông và Thái Binh Dương đổ bộ vào, mang lại một lượng mưa đáng kể.
Câu 4:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất.
Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.
Câu 5:
– Gồm 9 hệ thống sông lớn.
– Còn lại là các hệ thống sông nhỏ và rời rạc nằm dọc ven biển Quảng Ninh và Trung Bộ nước ta.
1. Sông ngòi Bắc Bộ
a. Đặc điểm
– Sông có dạng hình nan quạt.
– Chế độ nước thất thường.
– Lũ kéo dài 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), cao nhất tháng 8.
– Lũ lên nhanh, kéo dài.
b. Hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, Bằng Giang, Kì Cùng, sông Mã.
2. Sông ngòi Trung Bộ
a. Đặc điểm
– Ngắn dốc
– Lũ lên nhanh và đột ngột.
– Lũ tập trung cao vào tháng 9 đến tháng 12
b. Hệ thống sông chính: sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng.
3. Sông ngòi Nam Bộ
a. Đặc điểm
– Lượng nước lớn, lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng thuỷ triều mạnh.
– Chế độ nước điều hoà hơn.
– Lũ từ tháng 7-11.
b. Hệ thống sông chính: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
Câu 6:
- Đồng bằng sông Hồng: + Đắp đê lớn chống lụt.
+ Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.
+ Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.
- Đồng bằng SCL:
+ Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
+ Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.
+ Làm nhà nổi, làng nổi.
+ Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.
Câu 7:
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên):
- Đặc tính: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
- Phân bố: Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...).
- Giá trị sử dụng: Trồng cây công nghiệp.
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên):
- Đặc tính: Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu
- Phân bố: Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
- Giá trị sử dụng: Trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên):
- Đặc tính: Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,...
- Phân bố ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ...).
- Giá trị sử dụng: Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,..
1
1
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 21:31:39
Câu 3:
Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam. Ngoài ra, Tín phong nửa cầu Bắc vẫn hoạt động xen kẽ và thổi theo hướng đông nam.
Trong mùa này, nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25°c ở các vùng thấp. Lượng mưa trong mùa cũng rất lớn, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, riêng vùng duyên hải Trung Bộ mùa này ít mưa.
Thời tiết phổ biến trong mùa này là trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông. Những dạng thời tiết đặc biệt là gió tây, mưa ngâu và bão. Gió tây khô nóng gây hạn hán cho miền Trung và Tây Bắc. Mưa ngâu kéo dài từng đợt vài ngày vào giữa tháng 8 có thể gây úng ngâp cho đồng bằng Bắc Bộ. Bão gây mưa to, gió lớn và gió giật rất mạnh trực tiếp phá hoại khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải nước ta. Trung bình mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của bốn đến năm cơn bão phát sinh từ Biển Đông và Thái Binh Dương đổ bộ vào, mang lại một lượng mưa đáng kể.
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 21:32:51
Câu 7 :
* Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên):
- Đặc tính: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
- Phân bố: Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...).
- Giá trị sử dụng: Trồng cây công nghiệp.
* Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên):
- Đặc tính: Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu
- Phân bố: Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
- Giá trị sử dụng: Trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên):
- Đặc tính: Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,...
- Phân bố ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ...).
- Giá trị sử dụng: Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,..

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư