Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Địa hình nước ta biến đổi và hình thành do những nhân tố nào?

1. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Địa hình nước ta biến đổi và hình thành do những nhân tố nào?
2. Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm của từng khu vực
3. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta lag gì? Nét độc đáo của khí hậu thể hiện như thế nào?
4. Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm của từng miền
5. Nước ta có mấy mùa khí hậu? Đặc trưng khí hậu từng mù
6. Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
7. Đặc điểm chung của đất Việt Nam? So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính sự phân bố và giá trị sử dụng
8. Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh sinh vật Việt Nam có giá trị to lớn về nhiều mặt? ( kinh tế, xã hôi, nâng cao đời sống, bảo vẹ môi trường sinh thái)
9. Nêu những đặc điẻm chung của thiên nhiên Việt Nam
10. Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại bị giảm sút khá mạnh
11. Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
11 trả lời
Hỏi chi tiết
1.224
4
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:15:28
Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố :
– Hoạt động tân kiến tạo.
– Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Hoạt động của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:16:52
Câu 2:
Chia làm 3 khu vực:
1. Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
2. Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:17:48
Câu 3:
- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:18:12
Câu 4: Nước ta có bốn miền khí hậu:
– Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
– Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
– Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
– Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:18:50
Câu 5:
Nước ta có 2 mùa khí hậu đặc trưng:
- Mùa hạ:do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben-gan tới nên khí hậu sẽ nóng và ẩm(do đặc điểm của gió này là nóng và ẩm).
- Mùa đông:do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thổi từ Si-bê-ri xuống nên khí hậu sẽ lạnh và khô(do đặc điểm của gió này là khô và lạnh)
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:19:13
Câu 6: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:20:25
Câu 7: Đặc điểm chung đất Việt Nam
a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu. nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.
b) Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.
Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...
Phần so sánh bạn tham khảo ở đây nha: http://loigiaihay.com/bai-1-trang-129-sgk-dia-li-8-c91a13172.html
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:21:41
Câu 9:
Địa hình : 3/4 đồi núi tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc. thấp dần từ tây sang đông theo các dạng địa hình núi cao -> núi thấp -> trung du -> đồng bằng -> ven biển -> biển
khí hậu : là một nước nhiệt đới gió mùa có 2 mùa khá rỗ rệt là mùa mưa và mùa khô chịu ảnh hưởng lớn của các thiên tai hằng năm
sông ngòi : hệ thống chằng chịt nhưng chủ yếu là sông ngắn dốc chủ yếu bắt đầu từ các rừng già hiểm trở
đất đai : đa dạng các loại đất như đât feralit, đất bazan , đất xám, đất phù sa,..............
tài nguyên thiên nhiên : giàu có đa dạng về các loại tn rừng , biển , khoáng sản ,.............
=> vn là nc có đặc điểm tn phong phú đa dạng, có nhiều thuận lợi song cũng gặp rất nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:22:44
Câu 10: Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
==================================================================
Trả lời
- Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:23:22
Câu 11:
Đặc điểm:
- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán).
5sao nha ^^
2
1
Trịnh Quang Đức
03/05/2018 15:24:39
Quên mất còn câu 8:
Câu 8: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng vé công dụng của các sản phẩm sinh học.
Trên đất nước ta, những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. Hoàn cảnh đó đã tạo nên trên đất liền một đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biến nhiệt đới vô cùng giàu có.
Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá. biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
CM:
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo