Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét?

Câu 1. a. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét?
b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
Câu 2.a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao?
b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra trong những bào quan nào của lá?
c. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không ? tại sao?
Câu 3.a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
c. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?
Câu 4.a. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
b. Có người nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích.
Câu 5. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế nào? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp.
Câu 6. a. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:
- Hiện tượng ứ giọt là gì?
- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
b. Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây?
Câu 7: Sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau:
EATP  EHCHC - EATP
a. Viết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn
b. Giai đoạn 1 diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó.
Câu 8: a. Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 9. a. RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3)
Câu 10. a. Năng suất sinh học là gì? Năng suất kinh tế là gì?
b. Sự tích lũy cacbon ở cây hướng dương (g/m2/ngày) như sau: rễ:0.2; lá: 0.3; thân: 0.6; hoa:8.8. Hãy tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương?
c. nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp.
Câu 10. a. Trình bày thí nghiệm chứng minh: nước, Ca2+ là thành phần của tế bào thực vật.
b. Trình bày thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi
Câu 11. a. Nêu vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh.
b. Cây hút nước từ môi trường ngoài như thé nào, bằng cơ quan nào?
c. Khi trồng cây cảnh trong chậu nên chọn đất, xới xáo tưới nước và bón phân như thế nào?
Câu 12. a. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé. Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích.
b. tại sao tế bào lông hút có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
Câu 13. a. Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn?
b. thế nào là hóa tổng hợp? nêu vai trò của các vi khuẩn hóa tổng hợp. Theo em vị trí của vi khuẩn hóa tổng hợp trong chuỗi thức ăn sẽ ở đoạn nào: đầu, giữa hay cuối.
c. Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào chia làm mấy giai đoạn chính? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất.
Câu 14. a.Điểm khác nhau giữa con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4 CAM.
b. thế nào là phản ứng mở quang chủ động? phản ứng đóng thủy chủ động? giải thích.
c. Trình bày một thí nghiệm chứng minh quang hợp thải O2 và thu CO2.
Câu 15. Nước trong cây được vận chuyển như thê nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng trăm met?
b. Tại sao nói trao đổi nước và muối khoáng của cây có liên quan mật thiết với nhau và liên quan mật thiết với quá trình hô hấp ở rễ cây?
c. Trong điều kiện môi trường khô nóng, thực vật đã thích nghi như thế nào trong việc trao đổi nước và quang hợp?
Câu 16. a. diệp lục và các sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp?
b. giữa pha sáng và pha tối của quang hợp có mối liên hệ với nhau như thế nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối liên hệ đó.
c. Hoạt động quang hợp của cây xanh và vi khuẩn có gì khác nhau?
Câu 17. a. Vì sao đất trồng cây lâu năm thường bị chua và nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở loại đất mặn mà các loài khác không sống được.
c. những bằng chứng về sự hút và vận chuyển nước chủ động của rễ.
Câu 18. a Phân biệt đặc điểm của hai con đường vận chuyển nước trong thân. Hai con đường thoát hơi nước qua lá.
b. . nêu vai trò của nito đối với cây xanh
c. nêu các nguồn cung cấp nito cho thực vật
d. Dấu hiệu thiếu nito ở thực vật? các con đường đồng hóa nito ở thực vật. Ý nghĩa của sự hình thành amit.
Câu 19. a. Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng đối với môi trường sống.
Câu 20. a. Sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật.
b. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm rau quả đều nhằm một mục đích là làm giảm tối thiếu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
c. các ion muối khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cách chủ động và thụ động. Hãy phân biệt hai cách hấp thụ này.
Câu 21.a. quang hô hấp có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra tại bào quan nào của lá?
b. Tại sao có thể nói quá trình chung của quang hợp là phản ứng oxi hóa khử?
Câu 22. xác định đúng sai và giải thích các câu sau đây:
a. độ ẩm của không khí càng cao thoát hơi nước càng mạnh.
b. Trong mô thực vật, cần phải có quá trình khử nitrat
c. Các loại đất chua thường rất giàu chất dinh dưỡng.
Câu 23. Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2 trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải:
a. sử dụng một cây có nhiều lá.
b. Làm thí nghiệm trong buồng tối
c. Nhấn chìm cây trong nước
d. Sử dụng một cây con
Chon và giải thích câu trả lờ đúng
Thử đề xuất cách thực hiện thí nghiệm này và giải thích.
Câu 24. Năng lượng chứa trong các chất hữu cơ được chuyển thành năng lượng chứa trong ATP nhờ quá trình nào? Hãy trình bày cơ chế của quá trình này?
8 trả lời
Hỏi chi tiết
10.853
14
2
doan man
28/10/2018 15:56:10
câu 1. a. Nước vận chuyển do chênh lệch áp suất trong cây, trong khi ở lá phía trên lại thoát hơi nước qua khí khổng, thì ở rễ phía dưới lại liên tục hút nước qua các mao mạch rễ.
Nước vận chuyển trong cây mang theo lượng muối khoáng hòa tan lấy được từ môi trường. Nước vận chuyển khắp cơ thể cây thì các chất dinh dưỡng cũng được dẫn theo để nuôi các tế bào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
3
Chu Thiên Ri ( TRang ...
28/10/2018 15:56:31
1) Nước vận chuyển do chênh lệch áp suất trong cây, trong khi ở lá phía trên lại thoát hơi nước qua khí khổng, thì ở rễ phía dưới lại liên tục hút nước qua các mao mạch rễ.
Nước vận chuyển trong cây mang theo lượng muối khoáng hòa tan lấy được từ môi trường. Nước vận chuyển khắp cơ thể cây thì các chất dinh dưỡng cũng được dẫn theo để nuôi các tế bào.
4
0
doan man
28/10/2018 15:58:09
câu 1. b
- Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng thông qua quá trình hút nước.
- Cây hút khoáng làm cho nồng đọ các chất trong cây tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh.
- Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau.
3
2
doan man
28/10/2018 16:00:46
2a.
+ Cả về cường độ lẫn thành phần quang phổ
+ ánh sáng phía dưới tán cây thích hợp cây ưa bóng
+ ánh sáng phía trên tán cây thích hợp cây ưa sáng
1
1
doan man
28/10/2018 16:02:01
câu 24.
Năng lượng sinh học là những quá trình phản ứng cung cấp, chuyển hoá và tiêu hao năng lượng, có tác dụng điều hoà và thúcđẩytraođổichấtcủacơthểsinh vật. - Trong hô hấpnội bào, sựchuyểnhoánăng lượng là sự chuyển hoá năng lượng hoá học trong các liên kếtcủachấthữucơ đãđượctếbào tổng hợp thành năng lượng trong các liên kếtcao năng (ATP) dễsửdụng. - ATP chính là nguồn cung cấpnăng lượng sinh họcchủ yếucủamọicơthểsinh vật, là cầunốigiữa hai quá trìnhđồng hoá và dịhoá.
2
0
doan man
28/10/2018 16:03:54
câu 2c
Vẫn quang hợp, lá vẫn có diệp lục để quang hợp nhưng mà lá cây đâu phải lúc nào cũng có màu xanh nhờ diệp lục,còn dựa vào chất sắc tố trong lá cây,trong trường hợp này,lá cây chứa một chất gọi là antocyan màu đỏ,do nó có hàm lượng quá cao nên át đi cả màu xanh diệp lục của lá cây,chỉ cần nhúng cái lá đỏ vào nước sôi đang nóng là lộ ngay vì chất này dễ tan trong nước nóng nên khi nhúng vào nước sôi nó sẽ tan ra và lá cây sẽ lộ màu xanh,chứng tỏ rằng lá cây tuy có màu đỏ nhưng vẫn có diệp lục như thường,điều này rõ nhất khi bạn luộc rau dền đỏ,màu đỏ của lá sẽ tan vào nước và lá thì chuyển sang màu xanh thẫm
bạn Mr nói sai vì lớp cutin trong suốt không màu
0
1
doan man
28/10/2018 16:05:41
3a. Vì trong đất chứa nhiều muối , phèn hoặc axit nên pH nó < 7 và rất là ít các chất dinh dưỡng cần thiết nên khi mưa dễ bị rửa trôi theo hoặc bị phân hủy
1
0
Thỏ ngọc
28/10/2018 16:35:38
câu 5
- Hiện tượng ứ giọt: Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng sớm thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá, đó là hiện tượng ứ giọt
- Giải thích hiện tượng ứ giọt: Nước luôn được v/c theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài.Nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm kk tương đối cao gây bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước thoát ra ngoài kk như ban ngày, do đó nước ứ thành giọt ở tận các đầu cuối lá, nơi có khí khổng.Ngoài ra do các phân tử liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt hình thành giọt
- Ứ giọt chỉ xảy ra ở các tv 1 lá mầm ( lúa, ngô, cây cỏ...) vì các cây này thấp áp suất rễ thắng được trọng lực tạo nên sự ứ giọt, còn đối với cây gỗ thì không

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư