Câu 1:
c) Tác giả đã sử dụng ba biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ và liệt kê
+) Yêu Tổ quốc như: yêu máu thịt, yêu mẹ cha, yêu vợ, chồng. Máu thịt là bản thân, yêu bản thân là điều tất yếu. Mẹ cha, vợ chồng là gia đình, yêu gia đình là đạo lý dân tộc.
+) Điệp từ: ta: ta là nhân vật trữ tình tức tác giả, song tâm tư tình cảm của tác giả cũng đại diện cho tâm tư tình cảm của tất cả mọi người dân Việt Nam chúng ta đối với Tổ quốc.
+) Điệp cụm từ: Ôi Tổ quốc, Ôi Tổ quốc: tình yêu Tổ quốc nồng nàn, dâng trào không kìm nén nổi, nhà thơ bật lên tiếng gọi thiết tha, sâu lắng bộc lộ niềm tự hào cao cả, thiêng liêng về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, anh hùng
+) Mẹ, cha, vợ, chồng, mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông. Mẹ cha, vợ chồng là gia đình. Mỗi ngôi nhà là cộng đồng, làng xóm, quê hương…. Ngọn núi, con sông… là giang sơn, Tổ quốc. Chết cho gia đình, cộng đồng, làng xóm, quê hương là đạo lý, là truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Chết cho Tổ quốc, giang sơn là khát vọng độc lập, tự do, là tinh thần thời đại, là lý tưởng cao đẹp thiêng liêng. Như thế nhà thơ có cái nhìn tổng thể: từ cái riêng đến cái chung, từ cá nhân đến cộng đồng, từ gia đình, xóm làng đến giang sơn Tổ quốc đều hòa hợp, thống nhất, trọn vẹn.