ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ 1
TIẾT 6
Câu 1: Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn. “Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”
Gợi ý: Thay những từ in đậm bằng những từ đồng nghĩa, như sau:
Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng thưa với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”
Câu 2: Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong các câu tục ngữ sau để điền vào chỗ trống.
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi
b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là ....
c) Thắng không kiêu, ..... không nản.
d) Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm ..... rồi lại bay.
e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người ...... nết còn hơn đẹp người.
Gợi ý: Điền vào chỗ trống các từ trái nghĩa với từ in đậm trong những câu tục ngữ đã cho, như sau:
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
c) Thắng không kiêu, bại không nản.
d) Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Câu 3: Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) - giá (giá để đồ vật).
Gợi ý: Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm cho trước như sau:
- Quyển sách này giá bao nhiêu hở chị?
- Mai ơi! Con lấy hộ cái nón ở trên giá cho bố!
Câu 4: Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh.
a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy đập vào thân người.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát hoặc xoa.
Gợi ý: Đặt câu với mỗi nghĩa đã cho của từ đánh.
a) Hôm qua mình ham chơi không học bài, bị mẹ đánh cho mấy roi.
b) Cậu tập đàn bao giờ mà đánh hay thế?
c) Cái bàn học của mình mới được đánh vẹc ni bóng loáng.