Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

28/02/2017 20:29:45

Phân biệt tục ngữ và ca dao? Giải thích ý nghĩa các câu tục ngữ sau: Đói cho sạch rách cho thơm, Tấc đất tấc vàng, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 1. Phân biệt tục ngữ và ca dao?
Câu 2. Giải thích ý nghĩa các câu tục ngữ sau:
a) Đói cho sạch, rách cho thơm.
b) Tấc đất, tấc vàng.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 3. Sau khi học xong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Em thấy mình cần làm những gì để phát huy truyền thống yêu nước đó trong thời điểm hiện tại?
Câu 4. Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về Bác.
- Mọi người giúp mình nhé...Thứ 5 mình phải làm bài kt này rồi...Mong cả nhà giúp đỡ a~...
7 trả lời
Hỏi chi tiết
1.249
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/02/2017 20:33:02
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
câu tục ngữ nhắc nhở người đời sau về lòng biết ơn, thái độ trân trọng với những người tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. 
Nghĩa đen : Khi ăn được những trái cây chín mọng, với hương vị ngọt ngào thì ta phải nhớ đến công lao vun đắp, chăm trồng của người trồng nên chúng." ăn quả " là hưởng thụ những thành quả lao động, còn " người trồng cây " là người đã làm nên những thành quả ấy.Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta một vấn đề:Chúng ta là người hưởng thụ thành quả lao động của người khác làm ra thì phải nhớ ơn họ.Hay nói cách khác ta phải biết ơn những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/02/2017 20:34:35
b) Tấc đất, tấc vàng
Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất...
Tấc: Đơn vị đo lường – Một tấc tương đương với một centimét.
Thành ngữ so sánh đất quý như vàng, ý nói đất đai là vốn quý.
Còn có câu: Một tấc đất, một tấc vàng; Hòn đất hòn vàng.
3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/02/2017 20:36:05
Đói cho sạch, rách cho thơm
cau tuc ngu nay muon noi khi song tren doi nay phai co pham chat tot dep, du ngheo nhung khong lam nhung dieu xau xa. dung vi loi danh ma quen ca pham chat cua minh.
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/02/2017 20:37:22
Phân biệt tục ngữ và ca dao?
1. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
2. Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
- Nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
0
1
Rose
28/02/2017 20:37:47
- Cảm ơn ạ
1
0
Thanh Vy
28/02/2017 22:13:34
1 )Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền
Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học

2)
a) Đói cho sạch , rách cho thơm => dù có đói nghèo , thiếu thốn vẫn phải giữ được phẩm chất trong sạch , đạo đức của 1 con người
b) Tấc đất , tấc vàng =>nêu lên những nhận xét, những kinh nghiệm hay, sâu sắc, xác đáng về đất đai, về ngành nghề, về trồng trọt và kỹ thuật làm ruộng của bà con nông dân

c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => khi mình hưởng thụ 1 thành quả nào đó chúng ta hãy biết ơn người đã tạo ra nó

3) Những việc làm đẻ phát huy truyền thống yêu nước :
- Em cần phải là một công dân tốt,thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân Việt Nam.
- Yêu nước,yêu quê hương,gia đình. .
- kính trọng,biết ơn,hiếu thảo vs ông bà cha mẹ
- quan tâm giúp đỡ mọi người
- cảm thông,độ lượng,bao dung,vị tha
- tích cực tham gia các hoạt động:uống nước nhớ nguồn,đền ơn đáp nghĩa
- kính trọng,biết ơn các anh hùng dân tộc
- tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

4) Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
0
1
Rose
01/03/2017 14:21:04
- cảm ơn bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo