Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ (3 Bài) - Mùa xuân nho nhỏ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
442
1
0
Nguyễn Thị Sen
07/04/2018 13:58:11

Đề bài: Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Bài làm 1

   Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn chương cách mạng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông sinh ra, sống, chiến đấu gắn bó với miền Thừa Thiên - Huế. Thơ của ông là tiếng lòng của đồng bào Trị Thiên- Huế lúc cất lên tiếng thét căm hờn tố cáo tội ác giết người của giặc, lúc thủ thỉ khúc tâm tình của đồng bào, chiến sĩ, lúc tha thiết một niềm kính yêu Bác Hồ... Những hài Mồ anh hoa nở, Núi vẫn nhớ người vẫn thương, Cháu nhớ Bác Hồ, A Vầu không chết... của ông được nhiều người tìm đọc với bao xúc động, mến thương. Thời gian này thơ Thanh Hải đã được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.

   Sau khi thống nhất đất nước, ông tham gia lãnh đạo Hội văn nghệ Bình - Trị - Thiên song không ngừng sáng tác. Bài Mùa xuân nho nhỏ và một số hài thơ khác của ông đã được dư luận đánh giá là tác phẩm hay, phản ánh tâm hồn lạc quan, cái nhìn tươi trẻ của người Việt Nam trong giai đoạn xây dựng đất nước.

   Bài Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết vào tháng 11-1980. Lúc đó đất nước đang có những khó khăn: chiến tranh biên giới, nền kinh tế chưa ra khỏi chính sách bao cấp... song công cuộc kiến thiết vẫn rộn ràng khắp nơi. Bài thơ đã phản ánh được tâm trạng của nhân dân ta: vui phóng khoáng, bay bổng nhưng không phải không còn những trăn trở. Vì lẽ đó bài thơ đã mau chóng được bạn đọc yêu mến, được phổ nhạc và bài hát lập tức được nhiều người ưa thích.

   Bài Mùa xuân nho nhỏ giàu nhạc điệu. Có lẽ chính thể thơ năm chữ cùng với cách gieo vần đầy biến hóa tạo cho bài thơ một Ưu thế diễn tả niềm vui có phần nhí nhảnh yêu đời của "mùa xuân nho nhỏ" kia. Cái nhạc điệu của ngôn từ lại được nâng lên bởi chất nhạc, chất ih(J của những hình tượng đẹp trong bài. Hãy đọc lại khổ thơ đầu để có thể thấy hết sự hòa quyện giữa nhạc và thơ trong từng chữ, từng dòng:

 "Mọc giữa dòng sông xanh  Một bông hoa tím biếc  Ơi con chim chiền chiện  Hót chi mù vang trời  Từng giọt long lanh rơi  Tôi đưa tay tôi hứng. " 

   Trong khổ thơ này có chim và hoa, chim hót vang trời, hoa tím biếc; có trời và sống, trời rộng và sông xanh. Cảnh gợi một không gian phóng khoáng, hay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng, tươi mát, một không gian rất Huế. Không gian ấy càng đậm chất Huế hơn nhờ cách dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc biệt Huế. Một từ "ơi!" đặt đầu câu thơ, một từ "chi" đi liền sau động từ "hót" đã đưa thẳng cách nói dịu ngọt, êm ái, thân thương của người Huế vào nhạc điệu của khổ thơ để gợi thương, gợi nhớ. cả khổ thơ dần tới một hình ảnh đẹp:

 "Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng." 

   Tiếng chim hót giữa trời xanh tưởng như vô hình nay lại được hình ảnh hóa thành "từng giọt long lanh rơi" là một sáng tạo rất gợi cảm của nhà thđ. Một động tác "hứng" đủ diễn tả sự trân trọng của thi nhân đối với vẻ đẹp, chất nhạc của trời với sông, của chim với hoa, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của tâm hồn thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.

   Chất nhạc, chất thơ của bài Mùa xuân nho nhỏ được cất lên lừ chính cuộc sống vốn "vất vả và gian lao" đang hối hả "đi lên phía trước" của cả một đất nước mang đầy thương tích của hai cuộc chiến tranh và cũng đang phải đối phó với giặc ngoài nhưng vẫn hăm hở dựng xây cơ đồ của mình.

   Một đặc sắc khác của bài thơ là sự diễn tả nhân vật trữ tình một cách thoải mái, dung dị và luôn biến đổi. Nhân vật ấy, lúc đầu xuất hiện trong tư thế một thi nhân đang hòa mình vào thiên nhiên. Tiếng "tôi" thốt ra từ thi nhân thật thân thiết, dịu nhẹ, khiêm nhường biết bao:

 "Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng." 

   Cùng với sự vận động của tứ thơ, cách biểu hiện của nhân vật trữ tình cũng thay đổi. Chuyển từ cảnh mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên sang cảnh mùa xuân của cuộc sống cách mạng, của nhân dân, của đất nước:

 "Mùa xuân người cầm súng  Lộc giắt đầy quanh lưng  Mùa xuân người ra đồng  Lộc trải dài nương mạ Nhân vật trữ tình trở thành: Ta làm con chim hót  Ta làm một nhành hoa  Ta nhập vào hoà ca  Một nốt trầm xao xuyến." 

   Ở đây, "ta" là nhà thơ và cũng là tất cả mọi người. Sự chuyển đổi của nhân vật trữ tình không có sự gượng gạo, giả dối. Đọc khổ thơ, chúng ta vẫn thấy một cách diễn đạt hào hứng, sảng khoái và lự nhiên, không gợi chút lên gân. Ta làm con chim, làm một cành hoa, làm một nốt trầm, ta trở thành người mang lại niềm vui cho cuộc đời một cách khiêm tốn, đáng yêu.

   Ở hai khổ thơ cuối, mùa xuân được chuyển thành mùa xuân của lí tưởng, của tiếng lòng cao cả. Đây là tiếng hát của con người muốn cống hiến sức mình cho cuộc sống cách mạng, cho đất nước không biết đến tuổi tác, coi đó là niềm vui và lẽ sống. Nhân vật trữ tình lúc này không còn là "tôi" hay "ta" nữa, bỗng biến thành:

 "Một mùa xuân nho nhỏ  Lặng lẽ dâng cho đời  Dù là tuổi hai mươi  Dù là khi tóc bạc." 

   Cái công việc "lặng lẽ dâng cho đời" dù ở lứa tuổi nào đâu có còn là của riêng ai. Nó là khát vọng sống của cả một thời đại. của tôi, của bạn, của cả thế hệ chúng ta. Chính sự chuyển đổi như vậy của nhân vật trữ tình đã làm cho hai khổ thơ cuối tuy vẫn được diễn tả bằng giọng thơ nhỏ nhẹ nhưng lại mang sức khái quát lớn, có ý nghĩa triết lí.

   Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay vì đã nói được những tình cảm lớn, những xúc động lớn của chính tác giả và của cả một thời đại.

Bài làm 2

   Nhà thơ Thanh Hải sáng tác bài thơ này vào tháng 11 năm 1980, khi đất nước ta đang có nhiều khó khăn : chiến tranh biên giới, nền kinh tế chưa phát triển, bản thân ông trên giường bệnh. Nhưng tác giả dã vượt lên tất cả, với niềm vui phóng khoáng, bay bổng những không phải không còn trăn trở, bằng những tác phẩm thơ như Mùa xuân nho nhỏ. Cùng với những Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ, ... Mùa xuân nho nhỏ là một thành công mới của nhà thơ Thanh Hải trước lúc nhà thơ đi xa. Bài thơ nhanh chóng được phổ nhạc và được chọn dạy trong chương trình văn họ nhà trương phổ thông.

   Bài thơ gồm 5 khổ, tuy dài ngắn có khác nhau nhưng khá liền mạch, khiến đã đọc là phải đọ liền một hơi.

   Mở đầu bài thơ ta gặp ngay một hình ảnh đẹp nhưng lạ lẫm:

    Mọc giữa dòng sông xanh    Một bông hao tím biếc 

   Hoa gì lạ thế, lại có thể mọc giữa dòng sông xanh ? Thì đó rất có thể là một lùm hoa luc bình, hay có thể là hoa muống nước. Đất nước ta không thiếu loài hoa mọc trong nước, nổi trên nước. Nhưng vượt lên tất cả vẫn là bông hoa tím biếc mang nhiều ý nghĩa tượng trwung. Đó là bông hoa tím biếc của cuộc sống đang vươn lên. Mặt dù đất nước đang còn nhiều khó khăn song cuộc xây dựng dã và đang được triển khai khá nhonj nhịp. Và ở đâu mà chẳng có màu tím hi vọng, Thanh Hải đã nắm bắt được chất liệu đó và hình tượng hóa vào bông hoa màu tím mọc giữa dòng sông xanh.

   Nhưng còn lại tiếng hót con chim chiền chiện, một loài chim nhỏ xinh vừa bay bổng vừa hót ca. Không gian theo tiếng hót như mở rộng từ tầm rộng đến cao:

    Ơi con chim chiền chiện    Hót chi mà vang lừng 

   Hình ảnh con chim chiền chiện của nhà thơ Thanh Hải lại gợi người đọ nhớ đến con chim chiền chiện của Trần Hữu Thung trong bài thơ Thăm lúa từ thời kháng chiến chống Pháp : "Bay vút trận trời xanh, Chiền chiện cao tiếng hót, Lúa cũng vừa sậm hột, Em tiễn anh lên đường". Con chim chiền chiện của Thanh Hải cũng vừa bay lên cao vừa cất giọng hót cùng hình ảnh bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh gợi một không gian thoáng đãng bay bổng mà rất Huế, nhờ cách dùng các hình ảnh : màu sắc tím Huế, sông Hương xanh, các từ địa phương : một từ "Ơi" đặt ở đầu câu, một từ "chi " đi liền từ "hót".

   Tất cả nhưng hình ảnh ấy đã đọng lại trong hai câu thơ cũng hết sức lung linh:

    Từng giọt long lanh rơi    Tôi đưa tay tôi hứng 

   Có thể đó là tiếng chim chiền chiện vừa hót vừa bay đọng lại thành giọt âm thanh đều đặn. Nhưng bên cạnh đó còn là giọt nắng- một sự cụ thể hóa những gì trong trẻo tinh túy của đất trời hứng trên đôi tay người trân trọng. Và chỉ với khổ thơ đầu, nhà thơ Thanh Hải dã thành công, khi chinh phục được cảm hứng của người đọc bằng những hình ảnh thơ tuyệt đẹp, sống động.

   Khổ thơ 2, tác giả tiếp tục triển khai tứ thơ về mùa xuân hối hả đến với mọi tầng lớp xã hội. Đói với người cầm súng, thì đó là lộc xuân giắc đầy quanh những vòng lá ngụy trang. Còn đối với người làm ruộng thì "Lộc trải dài nương mạ", hình ảnh thật đẹp.

   Khổ 3 lại tiếp tục khái quát từ những ý thơ đã có:

    Đất nước bốn nghìn năm    Vất vả và gian lao    Đất nước như vì sao    Cứ đi lên phía trước 

   Tuy là những câu thơ khái quát như những lời hô gọi, tông hợp mà đọc lên lại không kém phần tha thiết. Ở đây cảm xúc và nhạc điệu của thơ giữ một vai trò khá trọng yếu.

   Khổ thơ 4:

    Ta làm con chim hót    Ta làm một cành hoa    Ta nhập vào hòa ca    Một nốt trầm xao xuyến 

   Vậy ra ở hai khổ đầu nhân vật "ta" cũng là con chim hót, cũng là một nhành hoa, một sự hòa nhập, một sự hóa thân tự nguyện. Ở đây ta là chính nhà thơ và cũng có thể là mọi người. Sự chuyển đổi không một chút gượng gạo. Nhịp thơ hào hứng, ý thơ tự nhiên. "Ta" trở thành người mang lại niêm vui cho cuộc đời một cách khiêm tốn đáng yêu. Tuy chỉ là một nốt trầm xao xuyến song không thể thiếu được vì một dàn hòa ca có giai điệu bổng tất phải có giai điệu trầm.

   Ở khổ thơ gần cuối, mùa xuân được chuyển thành mùa xuân của lý tưởng, mùa xuân của tiếng lòng cao cả. Đây là tiếng hát của những con người muốn cống hiến cho đất nước cho cuộc đời tất cả những gì mình có, mà không đòi hỏi một sự đền bù.

   Khổ thơ cuối cùng, nhà thơ trở lại với đất Huế thương, vì chính nơi đây nhà thơ đã sống hết mình, đã chiến đầu cống hiến và khát vọng. Đó là lời ca hết sức đằm thắm, tình nghãi cất lên tự đáy long nhà thơ:

    Mùa xuân – ta xin hát    Câu Nam ai, Nam bình    Nước non ngàn dặm mình    Nước non ngàn dặm tình    Nhịp phách tiền xứ Huế 

   Lời thơ hết, nhưng tấm lòng của nhà thơ thì còn lại với xứ Huế thương, với "nước non ngàn dặm tình ". Đó cũng là dư âm của mùa xuân nho nhỏ còn lại mãi với người đọc.

Bài làm 3

   Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ xinh xắn về tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống và khát vọng hiến dâng sức mình làm cho cuộc đời thêm phong phú. Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980. Đây là thời điểm nhà thơ đang ốm nặng. Trước khi đi xa, nhà thơ đã để lại cho đời những lới lời thơ thật nhân hậu, thiết tha thanh thản không hề gợn một nét buồn u ám.

   Bài thơ có sau khổ, dược chia làm hai phần đều đặn. ba khổ đầu là mùa xuân của đất trời và đất nước.

   Mở đầu bài thơ, nhà thơ gơi lên một hình ảnh một mùa xuân rất Huế:

    Mọc giữa dòng sông xanh    Một bông hoa tím biếc 

   Dòng sông xanh và bông hoa tím biệc rất dễ gợi người ta nghĩ đến Huế với dòng sông Hương trong xanh và màu tím Huế rất ddeppj. Một tiếng chim vui hót vang trơi, long lanh như hạt ngọc:

    Ơi con chim chiền chiện    Hót chi mà vang trời    Từng giọt long lanh rơi    Tôi đưa tay tôi hứng 

   Bài thơ viết vào tháng 11 dương lịch, vừa thu hoạch trên cả nước nhiều nơi vụ mùa đang gặt hái chim hót vang khắp cánh đồng. Nhưng bài thơ không hề giản đơn thông báo về sự vật mà thể hiện niềm cảm xúc yêu đời, niềm vui trước mùa gặt. Nhà thơ như thả hồn vào cánh chim, lắng nghe tiếng hót trong và sáng tới mức như có thẻ đưa tay ra hứng lấy được.

   Cái cảm giác mùa xuân nhâp tràn tâm hồn tác giả:

    Mùa xuân người cầm súng    Lộc giắt đầy trên lưng 

   Nhà thơ đã nhìn thấy lộc non trên cành lá ngụy trang giắt quanh lưng người chiến sĩ. Ông cũng thấy mùa xuân trên nương mạ của người lao động:

    Mùa xuân người ra đồng    Lộc trải dài nương mạ 

   Cái cảm giác mùa xuân đến sớm ấy làm nhà thơ thấy được sự giục giã của đất trời, mà thực sự là hối hả của lòng mình

    Tất cả như hối hả    Tất cả như xôn xao 

   Cũng trong cảm giác ấy, nhà thơ thấy Tổ quốc mình càng thêm đẹp đẽ và mạnh mẽ trong gian lao, thư thách:

    Đất nước bốn ngàn năm    Vất vả và gian lao    Đất nước như vì sao    Cứ đi lên phía trước 

   Những câu thơ năm tiếng gióng giả giục giã như tiếng ngũ liên lại tăng thêm cảm giác hối hả.

   Phần hai viết về mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ.

    Ta làm con chim hót    Ta là một nhành hoa    Ta nhập vào hòa ca    Một nốt trầm xao xuyến 

   Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Đoạn đầu bài thơ, tác giả tự xưng tôi. Đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta bao giờ cũng là cái tôi ca hát, vang vọng:

    Một nốt trầm xao xuyến. 

   Một nốt trầm không cao giọng không ồn ào không to tát, nhưng rung động cả tâm hồn:

    Một mùa xuân nho nhỏ     Lặng lẽ dâng cho đời    Dù là tuổi hai mươi    Dù là khi tóc bạc 

   Những lới thơ chuyển sang giọng tổn kết cuộc đời : dù là tuổi hai mươi khi nhà thơ mới tham gia cách mạng, dù là khi tóc bạc trong thời điển hiện thời vẫn lặng lẽ hiến dâng cho đời. Bài thơ này có thể là quà tặng cuối cùng của tác giả.

   Khổ thơ cuối nghe như lời từ biệt:

    Mùa xuân ta xin hát    Câu Nam ai, Nam bình    Nước non ngàn dắm minh    Nước non ngàn dặm tình    Nhịp phách tiền xứ Huế 

   Câu ca Nam bình có câu:

    Nước non nghìn dăm    Ra đi    Cái tình chi ... 

   Đó là lời ca từ biệt của người xa quê xa vời mối tình sâu thẳm chẳng nói nên lời. Nhà thơ Thanh hải xin hát câu Nam ai Nam bình. Nhịp phách tiền xứ Huế cs gắn thêm cọc tiền đồng nghe càng thêm giòn giã, vang xa.

   Bài thơ hay không chỉ hay về ý và tứ mà còn hay về nhạc điệu. Câu thơ năm tiếng ngắt nhịp 3/2 2/3 linh hoạt. Nó không đều đặn 3/2 như hát giạm, cũng không đều đặn như 2/3 như thơ năm tiếng cổ điển, mà tạo một nhịp tung tẩy, nhí nhảnh, chẳng hạn:

    Mọc giữa / dòng sông xanh    Một bông hoa / tím biếc    Ơi! / con chim chiền chiện    Hót chi / mà vang trời    Từng giọt / long lanh rơi    Tôi đưa tay/ tôi hứng 

   Để thử hiệu quả của vần trắc cuối khổ thơ ta hãy thử sắp xếp khổ thơ thứ nhất cho vần bằng ở cuối khổ thì tuy ý tứ không đổi lắm song nhạc điệu gióng giả đã mất hết

    Một bông hoa tím biếc    Mọc giữa dòng sông xnah    Ơi ! con chim chiền chiện    Hót chi mà vang trời     Tôi đưa tay tôi hứng    Từng giọt long lanh rơi 

   Thử như vậy để thấy nhà thơ đã có sự lựa chọn, sắp xếp công phu nhằm tạo nhạc điệu độc đáo cho bài thơ.

   Bài thơ có nhịp điệu hành khúc. Mùa xuân nho nhỏ đúng là hành khúc mùa xuân, đặc biệt là hành khúc mùa xuân ở cuối mùa thu của một đời người, muốn hòa nhập vào mùa xuân bất tận của Tổ quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo