Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ "Ai dậy sớm"

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
24.671
28
9
Huyền Thu
11/05/2017 15:33:33
Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc điệu. Xoay quyanh một vấn đề đơn gian nhất là đánh thức các bé. Nhà thơ đã vào bài thơ dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rất ngộ nghĩnh song giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao.

Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng những hình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:

​Ai dậy sớm
bước ra nhà
cau ra hoa
đang chờ đón.

Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự cào đón nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên nhiên, yêu cuốc sống mới này.

Ai dậy sớm
đi ra đồng
cả vừng đông
đang chờ đón.

Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào, bên cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích tú hơn. Không chỉ vậy mà bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.

Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây những ước mơ khát vộng của các bé. Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gởi đến các bé phải chạy đua cùng ước mơ của mình và không nên từ bỏ uocs mơ đó . Tác giả ở đây muốn đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi và thành hiện thực.

Ai dậy sớm
chạy lên đồi
cả đất trời
đang chờ đón.

Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc sống mới Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em. Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có được điều ấy.

Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấp dẫn các bé. Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sức sống mới với ngày mai tươi sáng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
4
~Akane~
11/05/2017 18:24:35
1. Hơn 60 bài lí luận phê bình, Võ Quảng đúc kết được từ kinh nghiệm viết văn làm thơ của mình, bài nào cũng có ý kiến khá xác đáng. Ông đặt ra yêu cầu Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, nhưng ông lại không đồng nhất nhà văn, nhà thơ với nhà giáo dục. Ông nói: “Một tác phẩm văn học chân chính không thể là một tác phẩm trong đó là những con chữ giá lạnh với những câu răn dạy khô khan”. Mặt khác, ông cũng cảnh giác với điều mà ta thường thấy hôm nay: biến tác phẩm văn chương thành một bài học tự nhiên và xã hội. Ông viết: “Việc nhồi nhét vào đầu óc các em thật nhiều kiến thức, muốn các em phải nhớ hết, dễ dẫn đến hậu quả, trong đầu các em lúc nào cũng no nê. Và các em cũng như chúng ta khi đã quá no nê thì sinh ra chán ngán, không còn muốn nghe gì nữa”. Ông tự đặt cho mình một con đường sáng tạo, thực chất là sự hòa giải giữa ông, nhà văn, nhà thơ Võ Quảng với bạn đọc nhỏ tuổi: “Tôi tạo ra sự giao lưu tình cảm giữa văn thơ và các em”. Với văn học cho thiếu nhi, một hình thức nghệ thuật phụ thuộc vào “tầm đón nhận” của lứa tuổi đặc thù, ông chọn chức năng giao tiếp ở vai trò hàng đầu để dọn đường cho mọi chức năng khác.

Nhận xét về tâm lí lứa tuổi trong mối quan hệ với người lớn, Võ Quảng nói: “Thường lứa tuổi trên hiểu được lứa tuổi dưới, nhưng lứa tuổi dưới lại không hiểu được lứa tuổi trên”. Chỗ này cần đính chính: đúng ra là cả hai thường khó hiểu nhau. Cho nên người viết văn làm thơ cho trẻ em “Phải đủ sự nhạy bén mới có thể phân thân, mới có thể thâm nhập vào đối tượng, mới có thể làm cho sáng tác trở nên chân thật, gần gũi với đối tượng”. Theo ông, ai cũng đã từng trải qua tuổi thơ và biết yêu cái tuổi thơ của chính mình. Trẻ em chỉ có đáng yêu chứ không đáng ghét. Người ta chỉ giành cái đáng ghét cho người lớn kia. Với trẻ em cần phải tôn trọng tính tự nhiên của chúng. Vì thế, giáo dục trẻ em qua văn chương chỉ mang tính chất định hướng chứ không phải áp đặt bằng luật lệ, qui tắc. Tính chất định hướng ấy lại được thể hiện ngay ở chức năng thẩm mỹ của văn học. Bởi lẽ không gì có sức cảm hóa mạnh mẽ hơn cái đẹp. Ông viết: “Làm nên được cái gọi là văn học, đó là nhờ tác giả đã chuyển hướng được màu sắc tâm hồn mình, cách nhìn của mình vào mỗi từ, mỗi câu, mỗi hình tượng tạo ra được một giọng không giống bất kì một người nào khác”. Trong thực tế, rất nhiều nhà văn, nhà thơ tự cho mình là nhà giáo dục rốt cuộc anh ta tự đánh mất con người nghệ sĩ của mình.

Tất nhiên, nghệ sĩ khi làm một cuộc hòa giải vô tận trong mối quan hệ giao tiếp ở bình diện văn hóa thẩm mỹ ấy không đồng nhất với việc nhi đồng hóa chính mình. Khi Lỗ Tấn nói: “Trợn mắt xem khinh ngàn lực sỹ. Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng”, phải từng trải và lão thành, bản lĩnh và cao cả lắm mới có hành động vĩ đại ấy.

2. Trong thực tế, giữa người lớn và trẻ em ít có sự đồng điệu hay hòa điệu. Thường là mâu thuẫn, nghịch lí. Người lớn muốn, trẻ em không thích hoặc ngược lại, trẻ em thích người lớn cấm. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ sự bất hòa giải giữa hai mặt tự nhiên và xã hội của con người. Tự nhiên có khuynh hướng tự do, xã hội lại qui vào những ràng buộc. Văn học càng đưa vào những chuẩn mực đạo đức khô khan, cứng nhắc, tự nó càng xa trẻ em. Ngược lại, chỉ đáp ứng nhu cầu tự nhiên của trẻ em, bản thân văn học dễ trở thành trò chơi thường tình. Những tác phẩm có tính chất chênh lệch ở hai cực ấy thường chết, tự nó đánh mất độc giả. Trong các sáng tác của mình, Võ Quảng đã khéo hòa giải hai mặt mâu thuẫn, nghịch lí ấy. Những sáng tác hay của Võ Quảng được bắt đầu từ ý tưởng: làm cho trẻ em thích. Hiển nhiên, không phải cái gì các em thích cũng đúng, nhưng muốn cái đúng có sức thuyết phục, phải làm các em thích. Độc giả nhỏ tuổi  của ông đến với ông thật sự là cuộc vui chơi với bao điều mới mẻ.

2.1. Khi Võ Quảng viết truyện, trước tiên ông tạo cho trẻ em một sân chơi, thường là vườn bách thú với các loài vật, con nào cũng ngộ nghĩnh đáng yêu. Ông dựng lên những tình huống lạ bất ngờ không giống những gì trẻ em đã biết. Con Cáo già trong truyện dân gian vốn mưu mô, quỉ quái, trong truyện Võ Quảng lại ngờ nghệch, mắc lỡm vì ăn phải con rối trên sân khấu (Đêm biểu diễn). Anh Cút lủi trong đồng thoại dân gian vì mặc cảm với bộ áo xấu xí của mình mà phải sống lẩn lút. Trong truyện của Võ Quảng, tình huống diễn ra thú vị, giàu ý nghĩa hơn: Cút lười biếng, lần lữa qua loa nên rút cuộc không có nhà ở. Cũng là chuyện bị đốt sinh ra bộ lông của anh Hổ vằn, nhưng chuyện của Võ Quảng mới thật sự là chuyện của loài vật: Hổ không bị người đốt mà chính loài vật nhỏ hơn nó: Chú thỏ yếu đuối và chàng khỉ tinh khôn (Sự tích những cái vằn). Ông già Võ Quảng khéo tổ chức trò chơi cho trẻ con bằng những câu chuyện mới mẻ như thế. Ông phải huy động trực giác, trở về cái hồn nhiên ngây thơ một thời của mình, biến thế giới loài vật thành những sinh thể có hồn. Nếu không, làm sao khi quan sát con mèo “tắm khô”, Võ Quảng lại tưởng tượng ngày xưa nó từng suýt chết đuối dưới hồ. Cái giống sợ nước ấy chỉ có thể đã từng bị một cú sốc tâm lí mà đến đời đời sau vẫn giật mình (Mèo tắm). Câu chuyện Thỏ đế chạm đến tận cùng tâm sinh lí trẻ con. Một quả mít rơi đánh “ào” một tiếng mà Thỏ cứ tưởng trời sụp rồi chạy loan tin khắp rừng (Cười). Không cười với trẻ thơ, Võ Quảng không thể tâm sự với chúng. Ở một câu chuyện có tính chất trang nghiêm như Quê nội, Võ Quảng cũng thỉnh thoảng tìm cách đùa vui, ông già đang kể lại chuyện ngày xưa của mình ấy như trở lại làm một cậu bé nghịch ngợm. Cậu Cục khoái chí với chuyện chị Ba cầm đũa tay trái, khi tập một hai không biết dậm chân nào trước. Cậu còn thích thú với cái lều của bà Kiến toàn chổi cùn rế rách và tưởng tượng sau ngày cách mạng đưa bà ra Đà Nẵng để uốn tóc, xức nước hoa… Võ Quảng đã từng bị phê vì cái cười vô tội vạ, phi nhân bản ấy, nhưng giả như không có cái cười ấy làm sao bạn đọc tuổi nhỏ thấy được chính mình trong tác phẩm. Nhút nhát hay nghịch ngợm luôn luôn là bản tính tự nhiên, hồn nhiên của con trẻ. Phải cười với chúng để rồi chúng tự cười mình rồi lớn lên và trưởng thành. Vấn đề không phải ở bản chất của sự kiện mà là ý nghĩa tác động ở bên trên bề mặt của sự kiện ấy.

2.2. Khi Võ Quảng làm thơ, ngoài việc tái hiện những hình ảnh tự nhiên như ông từng làm ở truyện, ông còn là người đánh phách, gõ nhịp cho trẻ em hát và chơi. Mỗi bài thơ của Võ Quảng là mỗi bài hát. Bài hát về Con đường nhỏ với thiên nhiên rực rỡ, ngát hương: “Con đường nho nhỏ/ đi dọc bìa rừng/ Từng bước chân vui/ cứ đi đi mãi/ Dọc đường hoa dại/ đốm trắng đốm vàng/ Những bụi ngải hoang/ mọc chen bồm bộp/ Một bờ cỏ mập/ nảy lá xanh tươi/ Chú bướm thảnh thơi/ cứ bay chấp chới/ bay lui bay tới/ Chú đậu cành nào?”. Bài hát về Chú chó vàng đi chơi rông: “Một chú chó vàng/ tính hay tinh nghịch/ giữ nhà không thích/ thích bỏ đi rông/ tha thẩn đứng trong/… Gặp chị gà mái/ Vàng ngoạm lấy chân/ gà kêu thất thanh/ “oang oác, oang oác”… Đi chơi hay đấy, nhưng quá đà sinh ra tai họa. Nhà thơ không tạo ra điều cấm đối với trẻ em mà chỉ khuyên nhẹ nhàng trong lời kết: “Coi chừng tai họa”. Giống như em bé quàng khăn đỏ trong cổ tích vì hoa bướm trong rừng mà gặp chó sói. Chú Chó Vàng gặp phải đàn ong, “ Tưởng ruồi táp chơi”, không ngờ bị ong cắn: “Mình mẩy sưng bầm/ té ra ong chích”…

Bài thơ nào của Võ Quảng cũng nhẹ nhàng như không. Ông dùng nhạc điệu của đồng dao để sáng tạo ra một lối thơ với ngôn ngữ trong veo. Nhạc là nhịp, là phách với không khí rộn ràng tươi vui. Vần trong thơ của ông toàn thanh trắc, âm giai vút lên như cánh diều mơ ước của tuổi nhỏ. Không một ngôn ngữ cầu kì, kiểu cách nào trong thơ ông. Mỗi từ ngữ như cất cánh từ cuộc sống xung quanh của trẻ thơ.

Viết như Võ Quảng không khó nếu có được con đường về với tuổi thơ. Cái khó mà Võ Quảng làm được chính là đằng sau sự sống tự nhiên của con trẻ là những nội dung xã hội tinh tế, tự nó mang lại những ý nghĩa giáo dục lớn lao. Ông khéo xử lí cái hồi kết cho một cuộc chơi. Chơi như chú Chó Vàng táp bậy là nguy hiểm (Chú Chó Vàng). Hay cười cợt nhạo báng người khác như Cóc đối với Châu chấu voi là khiếm nhã (Cóc và Châu chấu voi)… Mỗi bài thơ của Võ Quảng vì thế bao giờ cũng nhuần nhuyễn hai phần: phần chơi và phần giáo dục. Phần chơi mở ra như một cảm hứng. Phần giáo dục kết lại nhưng không áp đặt mà mang tính định hướng: Phải chơi như thế nào để trẻ thơ lớn lên và trưởng thành.

Đôi khi giáo dục và chơi đùa hòa nhập làm một. Nội dung giáo dục ẩn trốn trong trò chơi và tự thân trò chơi định hướng cho các em vào các hoạt động xã hội. Ai dậy sớm là một bài thơ điển hình nhất cho cấu trúc tinh tế của thơ Võ Quảng: “Ai dậy sớm/ đi ra nhà/ cau ra hoa/ đang chờ đón/ Ai dậy sớm/ bước ra đồng/ cả vừng đông/ đang chờ đón/ Ai dậy sớm/ chạy lên đồi/ cả đất trời/ đang chờ đón”.

Bài thơ chia làm ba khổ, nội dung xoay quanh việc đánh thức trẻ em. Dậy trưa là bản tính tự nhiên của trẻ con. Người lớn đánh thức trẻ con bằng quyền lực. Ít ai có cái khéo như Võ Quảng, biết lấy cái tự nhiên để kích thích một hoạt động tự nhiên. Dậy sớm là một cuộc chơi với bao điều thú vị đang chờ đón: Mùi hoa cau thơm ngát, màu ánh sáng vàng tươi và bao thứ tinh khôi khác của đất trời. Bài thơ đẹp ở cấu trúc vừa trùng điệp vừa tăng cấp. Trùng điệp ở tiếng gọi của thời gian giục giã: “Ai dậy sớm”, ở tiếng chào mời vang lên thánh thót “Đang chờ đón”. Tăng cấp ở hành động từ chậm đến nhanh dần: “đi”, “bước”, “chạy”, mỗi nhịp vận động là một hơi thở sâu hơn, hít lấy khí trời, hương hoa trong trẻo. Tăng cấp ở không gian từ chật hẹp đến cõi mênh mông “nhà”, “đồng”, “đồi”, mỗi không gian là một tặng vật kì diệu của vũ trụ. Con người tuy nhỏ bé nhưng tự ý thức được sự sống của mình sẽ lớn lên ngang tầm với đất trời.

3. Đọc văn thơ Võ Quảng ta thấy cùng một lúc hiện thân cả hai con người của ông: Một em bé của một thời ngây thơ và một ông già hóm hỉnh biết tổ chức những cuộc chơi cho con trẻ. Hai con người này tự tương tác như hai tấm gương đối xứng: đứa trẻ ngưỡng vọng chuẩn mực của ông già để lớn lên và ông già soi vào đứa trẻ hồn nhiên trong trắng để thanh lọc hồn mình. Sáng tác của Võ Quảng từ truyện đến thơ luôn là một cuộc hòa giải vô tận như thế.

Võ Quảng viết về trẻ em ở cả hai mặt: tốt và chưa tốt. Nhưng cả hai mặt đều đáng yêu. Ông đã nhìn lại tuổi thơ bằng con mắt hóm hỉnh của người từng trải và bao dung. Điều mà các nhà giáo dục thường đẩy đến mức độ nghiêm trọng thì ông lại tỏ ra trân trọng. Vì lẽ, bản tính tự nhiên của trẻ em là sự hồn nhiên trong trẻo, mọi cái gọi là “hư hỏng” của trẻ con đều do tấm gương hoen ố của người lớn. Sự nghiêm trọng quá mức nào đó đối với trẻ em chỉ tự biến mình thành hài hước trong mắt con trẻ. Võ Quảng có cả một tập thơ “Măng tre” với nghĩa ngụ ngôn: Măng lớn lên theo lẽ tự nhiên, vươn thẳng lên bầu trời cao rộng, nó chỉ lệch lạc khi môi trường xung quanh nó quá nhiều áp lực mà thôi !
0
2
~Akane~
11/05/2017 18:26:45
Đôi khi giáo dục và chơi đùa hòa nhập làm một. Nội dung giáo dục ẩn trốn trong trò chơi và tự thân trò chơi định hướng cho các em vào các hoạt động xã hội. Ai dậy sớm là một bài thơ điển hình nhất cho cấu trúc tinh tế của thơ Võ Quảng: “Ai dậy sớm/ đi ra nhà/ cau ra hoa/ đang chờ đón/ Ai dậy sớm/ bước ra đồng/ cả vừng đông/ đang chờ đón/ Ai dậy sớm/ chạy lên đồi/ cả đất trời/ đang chờ đón”.

Bài thơ chia làm ba khổ, nội dung xoay quanh việc đánh thức trẻ em. Dậy trưa là bản tính tự nhiên của trẻ con. Người lớn đánh thức trẻ con bằng quyền lực. Ít ai có cái khéo như Võ Quảng, biết lấy cái tự nhiên để kích thích một hoạt động tự nhiên. Dậy sớm là một cuộc chơi với bao điều thú vị đang chờ đón: Mùi hoa cau thơm ngát, màu ánh sáng vàng tươi và bao thứ tinh khôi khác của đất trời. Bài thơ đẹp ở cấu trúc vừa trùng điệp vừa tăng cấp. Trùng điệp ở tiếng gọi của thời gian giục giã: “Ai dậy sớm”, ở tiếng chào mời vang lên thánh thót “Đang chờ đón”. Tăng cấp ở hành động từ chậm đến nhanh dần: “đi”, “bước”, “chạy”, mỗi nhịp vận động là một hơi thở sâu hơn, hít lấy khí trời, hương hoa trong trẻo. Tăng cấp ở không gian từ chật hẹp đến cõi mênh mông “nhà”, “đồng”, “đồi”, mỗi không gian là một tặng vật kì diệu của vũ trụ. Con người tuy nhỏ bé nhưng tự ý thức được sự sống của mình sẽ lớn lên ngang tầm với đất trời.

Đọc văn thơ Võ Quảng ta thấy cùng một lúc hiện thân cả hai con người của ông: Một em bé của một thời ngây thơ và một ông già hóm hỉnh biết tổ chức những cuộc chơi cho con trẻ. Hai con người này tự tương tác như hai tấm gương đối xứng: đứa trẻ ngưỡng vọng chuẩn mực của ông già để lớn lên và ông già soi vào đứa trẻ hồn nhiên trong trắng để thanh lọc hồn mình. Sáng tác của Võ Quảng từ truyện đến thơ luôn là một cuộc hòa giải vô tận như thế.

Võ Quảng viết về trẻ em ở cả hai mặt: tốt và chưa tốt. Nhưng cả hai mặt đều đáng yêu. Ông đã nhìn lại tuổi thơ bằng con mắt hóm hỉnh của người từng trải và bao dung. Điều mà các nhà giáo dục thường đẩy đến mức độ nghiêm trọng thì ông lại tỏ ra trân trọng. Vì lẽ, bản tính tự nhiên của trẻ em là sự hồn nhiên trong trẻo, mọi cái gọi là “hư hỏng” của trẻ con đều do tấm gương hoen ố của người lớn. Sự nghiêm trọng quá mức nào đó đối với trẻ em chỉ tự biến mình thành hài hước trong mắt con trẻ. Võ Quảng có cả một tập thơ “Măng tre” với nghĩa ngụ ngôn: Măng lớn lên theo lẽ tự nhiên, vươn thẳng lên bầu trời cao rộng, nó chỉ lệch lạc khi môi trường xung quanh nó quá nhiều áp lực mà thôi !
2
2
Hương Lê
09/07/2017 09:54:56
Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc điệu. Xoay quyanh một vấn đề đơn gian nhất là đánh thức các bé.  Nhà thơ đã vào bài thơ  dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại  rất ngộ nghĩnh song giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao.

Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng những hình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:

Ai dậy sớm
bước ra nhà
cau ra hoa
đang chờ đón.

 Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự cào đón nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên nhiên, yêu cuốc sống mới này.

Ai dậy sớm
đi ra đồng
cả vừng đông
đang chờ đón.

 Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào, bên cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích tú hơn. Không  chỉ vậy mà bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.

Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây những ước mơ khát vộng của các bé. Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gởi đến các bé phải chạy đua cùng  ước mơ của mình và không nên từ bỏ uocs mơ đó . Tác giả ở đây muốn đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi và thành hiện thực.

Ai dậy sớm
chạy lên đồi
cả đất trời
đang chờ đón.

Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc sống mới Không những vậy  mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em. Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có được điều ấy.

Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấp dẫn các bé. Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sức sống mới với ngày mai tươi sáng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×