Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Bài 2) - Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
471
0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 14:40:19

Đề bài: Phân tích bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Từ.

Bài làm 2

   Hàn Mặc Tử viết bài thơ này ở Quy Nhơn, nhân lức nhận được bức bưu ảnh, kèm theo mấy lời hỏi thăm sức khỏe của Hoàng Cúc gửi cho anh.

   Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ thơ là một bức tranh, nhà thơ Xuân Diệu gọi mỗi cấu trúc ấy là một bài thơ tứ tuyệt.

   Mở đầu là câu:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ"

   Đây có thể là Hàn Mặc Tử nhắc lại lời thăm hỏi của Hoàng Cúc ghi trong bức bưu ảnh hoặc bức bưu ảnh gợi nhớ những kỉ niệm về thôn Vĩ.

   Bốn câu thơ (khổ đầu) có tính chất tạo hình như một bức tranh có ba chiều: chiều rộng, chiều cao, lẫn chiều sầu. Đó là nỗi nhớ giúp tác giả hình dung ra trước mắt mình một cảnh tượng sống động.

   Bức tranh thôn Vĩ được phác họa bằng mấy nét xinh xắn.

   Ánh nắng ban mai chiếu xuống những hàng cau, "nắng mới lên" đem lại cảm giác trong lành, bình yên; những hàng cau đứng thẳng tắp, hình ảnh rất quen, nét đặc trưng của thôn Vĩ:

"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"

   Những vườn cây trái sum sê, tươi tốt của thôn Vĩ (mướt quá), một màu xanh mà nhà thơ so sánh: "xanh như ngọc". Trong hồi tưởng của nhà thơ giữa cảnh và người hòa quyện với nhau đưa đến cảm xúc trìu mền, dịu ngọt.

   Thấp thoáng đàng sau những khóm trúc có bóng dáng mặt con người dịu dàng, phúc hậu khi ẩn khi hiện:

"Lá trúc che ngang mặt chữ điền".

   Bốn câu tiếp theo trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ tìm đến dòng kỉ nệm về Huế gắn liền với con sông Hương thơ mộng, êm đềm. Con sông có gió, có mây, có dòng nước, có con thuyền và ánh trăng. Hầu như sóng nước sông Hương rất hiền lành, nước chầm chậm trôi giữa đôi bờ sương khói như mang một nỗi "buồn thiu".

"Gió theo lôi gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bển sông trăng đó

Có chờ trăng về kịp tối nay?"

   Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng chậm rãi uyển chuyển, cảnh ở khổ thơ trên tươi sáng, đến khổ thơ này trở nên buồn: gió và mây không đi liền nhau mà gió một lối, mây một đàng gợi lên nỗi buồn xa cách. Dòng nước trôi lững lờ, vắng vẻ "buồn thiu", hài bên bờ sông Hương đoạn chảy qua thôn Vĩ có những vườn bắp, gió đưa hoa bắp khẽ lay dộng, một khung cảnh vắng lặng và gợi buồn. Đây là hình ảnh thấm "đượm" tâm hồn xao xuyến của nhà thơ.

   Hình ảnh con "sông trăng" là một tứ thơ rất mới mẻ. Trăng trên sông Hương thật mơ mộng, "sông trăng", thuyền "chở trăng" làm cho cảnh trở nên huyền ảo lung linh. Có thể nói chưa có nhà thơ nào tả dòng Hương Giang với nét đẹp hư ảo như Hàn Mặc Tử. Trong nỗi nhớ nhung mơ màng của nhà thơ, thuyền và trăng đã thành những vật thể có linh hồn.

   Khổ ba tiếp tục những kỉ niệm về Huế:

"Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khối mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai đậm đà?...

   Trong những kỉ niệm về Huế, hình ảnh người thiếu nữ của Huế và cũng là thôn Vĩ — hiện lên đậm nét hơn cả, trở thành điểm sáng của bài thơ. Cô gái Huế của Hàn Mặc Tử có nét hư hư, thực thực, cô gái và nhà thơ có một khoảng cách về không gian, về thời gian, hơn nữ giữa hai người cũng chưa có những hứa hẹn, gắn bó cho nên chỉ là "khách đường xa". Hình ảnh người thiếu nữ trỏ nên xa vời. Câu thơ trở nên đa nghĩa phủ lên kí ức một lớp sương mờ nên "Áo em trắng quá nhìn không ra", nhưng trong tâm tưởng nhà thơ dù chỉ là kỉ niệm của một thời, "em" vẫn là hình bóng thân yêu.

   Hình ảnh người thân xa cách chìm đi trong "sương khói" của trời đất xứ Huế, kết thúc bài thơ là một câu hỏi:

"Ai biết tình ai có đậm đà?...."

   Câu thơ thứ hai chứa đầy tâm trạng. "Ai", "ai" là anh hay là em, đúng hơn là cả hai người, nhà thơ tự hỏi mình và cũng hỏi "em" về mối tình đơn phương chưa nói lên lời. Nay giữa hai người là màn "sương khói" của không gian và thời gian làm sao biết được mối tình này có đậm đà hay nhạt phai. Có thể hiểu đây là bài thơ hướng nội, ẩn dấu cái sâu xa nhất của tâm hồn thi nhân là tình đời; ta thấy thấp thoáng bóng hình một mối tình dang dở giữa nhà thơ và người con gái thôn Vĩ Dạ. Mối tình đơn phương này qua năm tháng chưa tàn phai. Bởi thế, khi chỉ có tấm bưu thiếp và mấy lời hỏi thăm từ xứ Huế gửi đến đã làm sống dậy trong lòng nhà thơ cả một trời thương nhớ. Có người cho rằng mỗi khổ thơ đều có hai giọng nói. Hai câu trên của một người, hai câu dưới của một người. Thật ra thì khó phân định. Ví dụ câu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Đây là lời trách móc hay là lời mời hỏi của "thi nhân" hay của "cố nhân" ? Nhưng có điều có thể xác định được đó chính là lời hỏi thăm kia (ở tấm bưu thiếp) đã được Hàn Mặc Tử tiếp nhận một cách đầy tình cảm ngọt ngào. Vì vậy, có thể nói đây là bức tranh tâm trạng. Một mối tình đã gieo vào lòng nhà thơ biết bao nỗi nhớ nhung khắc khoải.

   Về nghệ thuật, đây là bài thơ có những nét nghệ thuật độc đáo trong diễn tả, diễn cảm và biểu hiện một tâm trạng đầy xúc động.

   Có thể nói bài thơ là những bức tranh đẹp. Bức tranh vườn cây thôn Vĩ, bức tranh sông nước sông Hương hiền hòa, êm dịu, bức tranh tâm trạng có bóng dáng người con gái Huế.

   Về thời gian thì khổ một là buổi sáng, khổ hai cảnh ban đêm, khổ ba thì không thể xác định.

   Về không gian thì khổ một là vườn cây thôn Vĩ, khổ hai bến sông Hương, có đôi bờ, có thuyền và trăng, nhưng đến khổ thứ ba thi hầu như không có không gian hoặc khó xác định. Nhưng ở đây có thể nhận ra là nhà thơ muốn nói sát hơn về mối tình không trọn vẹn với người thôn Vĩ. Đôi tượng có thể xác định "khách đường xa" là "em".

   Đây không phải là một bức tranh tả cảnh nên nhà thơ không diễn tả theọ một trật tự nào. Vì nó là "bức tranh tâm trạng", tả cảnh để nói tâm trạng cho nên trật tự của bài thơ là dòng xúc cảm của tác giả, cách sắp xếp đó làm tăng hiệu quả biểu hiện hồn thơ.

   Trong bài thơ, tác giả dùng phương pháp láy lại một số từ để biểu cảm:

"Nắng hàng cau, nắng mới lên...

Gió theo lối gió, mây đường mây...

Mơ khách đường xa, khách đường xa...

Ai biết tình ai có đậm đà?

   Đây là biện pháp điệp từ, điệp ngữ ta thường gặp trong thơ. Nhưng trong bài thơ này, Hàn Mặc Tử đã sử dụng biện pháp nghệ thuật này có hiệu quả thẩm mĩ cao, vì những từ ngữ đó gây ấn tượng mạnh. Nhất là điệp từ "ai" gợi nhớ bao thân thương trong những câu hò xứ Huế.

   Cuộc đời Hàn Mặc Tử là một bi kịch khắc nghiệt nhưng nhà thơ đã sáng tạo cho đời những áng văn chương làm say đắm lòng người. Bài thơ có một cấu trúc độc đáo, lấy cảnh để ngụ tình, tình trang trải dịu buồn khôn khuây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×