Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích Bài thơ số 28 - Bài thơ số 28 (Ta-go)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
358
0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 13:19:13

Đề bài: Phân tích bài thơ số 28 của Ta-go.

Bài làm 1

   Ta-go (1861 - 1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập "Thơ dâng"'. Ông là "nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại", một nghệ sĩ toàn tài để lại một sự nghiệp văn nghệ đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, trên 3.000 bức hoạ. 

   Sau tập "Thơ dâng" được giải thưởng Nô-ben, năm 1914, Ta-go xuất bản tập thơ "Người làm vườn " — tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ số "28" này rút trong tập "Người làm vườn được truyền tụng và ngợi ca là "một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới".

   Toàn bài thơ là lời tỏ tình của người cơn trai, của "anh". Còn người con gái chỉ "lặng nghe lời nói như ru" và qua "đôi mắt", qua cái nhìn "băn khoăn... buồn "- được nói đến mà thôi.

   Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cồ gái duyên dáng, ngỡ ngàng và "băn khoăn". Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: "muốn nhìn vào tâm tưởng của anh". Rụt rè và thăm dò.

   Tình yêu đến, "thẩn ái tình đã gõ cửa trái tim" nhưng em nào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) — Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng, chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hoà hợp tâm hồn lứa đôi trong"cái thuở ban đầu lưu luyến ấy". Lời tỏ tình nồng nàn và yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là "tìm kiếm" mà còn là "phát hiện" những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:

"... Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

"... Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cá.

Anh đa để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh"

   Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về "ngọc", về "hoa" và giả định: "nếụ ạnh sẽ.ỵ để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: "đập ra", "xâu thành"quàng vào", "ngắt ra", "cài lên diễn tả một "tấm lòng", một sự trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Ta-gờ viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:

"Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

   anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

   và xâu thành một chuỗi

  quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa

  tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

  anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em".

   Lời dịch thơ khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ "cài" (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành "đặt lên mái tóc em", làm cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai!

   Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: "trái tim". Ba tiếng "Nhưng em ơi!" vang lên tha thiết, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu - đời anh. Lại một lời nhắc nhở khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần. Phải biết trân trọng và phát hiện mọi điều cao quý tiềm ẩn trong tâm hồn người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trái có một trái tim rất đẹp! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:

"Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!"

   Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh "biển cả", đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: "bến bờ", "vương quốc", "biên giới" - tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.

   Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là "một phút giây lạc thú" để làm "nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm", thoảng qua. Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự "ban ơn" một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất "phản đề" nhiều người đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu :

"Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở thành nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh - Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành lệ trong, phản ánh nỗi sầu thầm kín" (dịch nghĩa)

   Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế kia mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho ngưòi con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:

"Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,

Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!"

   Trong nguyên tác: "những gì tình yêu cầu mong" được người dịch thơ viết rằng: "những đòi hỏi " dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào trái tim của mình "lại là tình yêu", tình yêu đích thực, đâu phải là thứ "trái tim chỉ là một phút giây lạc thú". Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kì diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau... Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng. Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự vô biên và giàu sang trong tình yêu. Năm dòng cuối là một "tuyên ngôn" đẹp về tình yêu. Thơ tình mang thêm màu sắc triết lí. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.

   Bài thơ tình số 28 của Ta-go rất đẹp và giàu tính sáng tạo trong hình tượng: "đôi mắt buồn, băn khoăn" – "ánh trăng soi vào biển cả" – "viên ngọc và chuỗi ngọc", "đóa hoa thơm và vòng hoa" - trái tim yêu thương mênh mông... Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Như một lời nhắc khẽ: Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện và chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.

   Cũng như "Biển" của Xuân Diệu, "Sóng" của Xuân Quỳnh, "Tôi yêu em" của Pu- skin, bài thơ này của Ta-go không thể thiếu trong hành trang - tâm hồn "tuổi áo trắng" mộng mơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 11:23:00

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ số 28 của Ta-go

Bài làm 2

   Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn của Ấn Độ, ông đã có nhiều cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng nhân dân Ấn Độ khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó đặc sắc là số lượng 52 tập thơ. Một trong số đó là tập thơ "Người làm vườn" tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. Các bài trong tập thơ "Người làm vườn" không có nhan đề mà chỉ được đánh số thứ tự, bài thơ số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go và bài thơ này đã xuất hiện trong nhiều tuyển tập thơ tình của thế giới.

   Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở không bao giờ vơi cạn khơi nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn thi sĩ,bài thơ là lời tỏ tình của một chàng trai muốn gửi đến cô gái mà chàng trai yêu, qua lời tỏ tình của chàng trai ta nhận ra rằng tình yêu là sự vô tận, mãi mãi không có giới hạn trong trái tim của những ai đang yêu, và như một lời nhắn nhủ đối với những ai đã, đang và sẽ chìm đắm trong men say tình ái rằng: muốn có được hạnh phúc trong tình yêu thì luôn luôn phải tìm hiểu, khám phá và thấu hiểu sâu sắc về nhau. Có như vậy thì tình yêu mới bền đẹp được.

   Mở đầu bài thơ là tâm trạng băn khoăn, bồn chồn, lo lắng và thoáng có chút buồn của cô gái ẩn chứa một khát khao cháy bỏng muốn nhìn vào sâu tận trong tâm tưởng của chàng trai:

"Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả"

   Trong tình yêu, thì sự tin tưởng lẫn nhau là một yếu tố rất quan trọng, nhưng dường như ở đây cô gái chưa thật sự tin tưởng chàng trai nên muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh để tìm hiểu, khám phá mọi bí mật. Đôi mắt được ví như lăng kính của cuộc sống mà qua đó ta có thể nhìn thấy mọi vật, nhưng ở đây đã có một sự cường điệu hóa, đôi mắt chỉ có thể nhìn được những vật thuộc phạm vi về hình ảnh bên ngoài, nhưng trong câu thơ, cô gái muốn dùng đôi mắt của mình để nhìn thấu trái tim chàng trai, muốn biết anh đang nghĩ gì, điều lẽ ra mà chỉ có con tim mới cảm nhận được. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh khát khao của cô gái như "trăng" muốn vào sâu "biển cả". Đây là một hình ảnh ẩn dụ rất lãng mạn, trăng chìm xuống biển như hòa nhập vào mặt biển vô tận mênh mông, đem ánh sáng của mình làm lấp lánh mặt nước biển, qua hình ảnh này cô gái thể hiện rõ khát khao của mình , muốn tâm hồn của mình hòa nhập vào tâm hồn của chàng trai.

   Biết rõ khát khao của cô gái, chàng trai bày tỏ hết lòng mình mong rằng cô gái sẽ hiểu:

"Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh"

   Chàng trai đã giãi bày tất cả thể hiện ở hành động "không giấu em một điều gì", thế nhưng nghịch lí là chàng trai đã giãi bày tất cả nhưng cô gái lại "không biết gì tất cả về anh". Đây chính là sự bí ẩn và tính khó lí giải trong tình yêu.

   Chàng trai thể hiện sự chân thành của mình để cô gái tin tưởng bằng một loạt các hình ảnh so sánh, qua đây anh muốn nói với cô gái rằng: Anh có thể sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho em.

"Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

    anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

    và xâu thành một chuỗi

    quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa,

    tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

    anh sẽ hái nó đặt lên mái tóc của em"

   Ví cuộc đời anh với "viên ngọc" thể hiện sự trang trọng, cao quý còn "đóa hoa" tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng anh sẵn sàng "đập" viên ngọc làm trăm mảnh và "hái" bông hoa để dành tặng cho cô gái, thể hiện sự dâng hiến của anh dành cho em.

"Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu"

   Chàng trai tiếp tục thể hiện sự dâng hiến, dâng hiến cả trái tim của mình. Trái tim là vô tận, cũng như đại dương mênh mông không ai biết được chiều sâu và bến bờ của nó. Nhưng cũng có khi chỉ là một vương quốc nhỏ bé mà cho dù em là nữ hoàng, chủ của vương quốc trái tim anh mà cũng không thể biết biên giới của nó kéo dài đến đâu.

   Khoảng cách của tình yêu là rất lớn vì vậy cần phải thu hẹp rút ngắn khoảng cách đó lại bằng sự hòa hợp đồng cảm lẫn nhau:

"Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh

Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau

Nó sẽ tan thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn"

   Hãy đồng cảm, chia sẻ với nhau. Nếu chàng trai vui thì cô gái cũng nở nụ cười trên môi, chàng trai buồn, cô gái cũng rơi những giọt nước mắt.

   Tình yêu thật phức tạp, nó ẩn chứa nhiều mâu thuẫn như chàng trai nói:

"Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Những đòi hỏi của sự giàu sang là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu"

   Trong tình yêu có rất nhiều cảm xúc, lúc thì vui sướng lúc thì khổ đau và những cảm xúc này là vô tận không biết đâu là giới hạn. Trong tình yêu cũng rất nghịch lí và mâu thuẫn, mặc dù anh luôn ở bên em, gắn bó khăng khít với em, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn nhưng anh vẫn khẳng định không bao giờ em có thể hiểu hết được trái tim anh.

   Bài thơ sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, ví von và cách nói nghịch lí cho thấy trong tình yêu còn nhiều điều khó hiểu, không thể lí giải được. Cần phải thấu hiểu, hòa nhập vào nhau, như vậy mới có được tình yêu vĩnh cửu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×