Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau: Xanh xanh bãi mía bờ dâu, Ngô khoai biêng biếc, Đứng bên này sông sao nhớ tiếc, Sao xót xa như rụng bàn tay?

Phân tích biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau (viết đoạn văn từ 15-20 câu cho từng ví dụ dựa vào gợi ý):
a) Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay?
*gợi ý:
bptt:+liệt kê(bãi mía , bờ dâu)->làng quê bên kia sông trù phú,giầu sức sống,ấm no,thanh bình.
+so sánh+nói quá(xót xa như rụng bàn tay)->tình cảm đau đớn,xót xa,bàng hoàng khi nghe tin quê hương bị giặc xâm chiếm,tàn phá
=>thực tả sự đau đớn,nuối tiếc,xót thương quê hương và thái độ căm phẫn với bọn thực dân
b)khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
*gợi ý:
bptt:+liệt kê-> thời tiết thuận lợi,khung cảnh tươi sáng thích hợp để ra khơi
+so sánh,nhân hóa,ẩn dụ->vẻ mạnh mẽ của con thuyền,không khí ra khơi rất hăng hái vui tươi
cánh buồm là biểu tượng của làng chài
=>tấm lòng gắn bó,yêu quê hương thiết tha sâu nặng
3 trả lời
Hỏi chi tiết
8.708
3
5
Thư
27/11/2017 20:39:59

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Thư
27/11/2017 20:41:01
2
0
Trịnh Quang Đức
27/11/2017 20:41:13

Mở bài

Hồn thơ Hoàng cầm gắn chặt đến mức máu thịt với quê hương Kinh Bắc đã làm nên sắc điệu riêng cho cảm hứng về quê hương đất nước trong bài thơ Bên kia sông Đuống. Cảm hứng ấy được bộc lộ khá rõ ngay trong đoạn mở đầu bài thơ, khi người con của quê hương đứng ở "bên này" nhìn về "bên kia sông Đuống":

"Em ơi buồn làm chỉ

Sao xót xa như rụng bàn tay.

II. Thân bài

1. Một cái nhìn toàn cảnh "bên kia sông Đuống" từ "bên này”

– "Em ơi buồn làm chi". Em là ai? Là một con người không xác định. Chỉ biết là một người cùng quê bên kia sông Đuống. Và trong thơ Hoàng cầm thì bao giờ "em" cũng là một cô gái Kinh Bắc của ngày xưa ở đoạn kết, cô gái ấy đã hiện ra với hình ảnh ấy:

Bao giờ về bên kia sông Đuống
Ta lại tìm em
Em mặc yểm thắm
Em thắt lụa hồng…

Nhà thơ cần một cô gái như thế để bày tỏ tâm tình dào dạt của mình, nhất là đối với quê hương Kinh Bắc đẹp một cách cổ kính.

– Ở đây cái nhìn toàn cảnh, không chỉ toàn cảnh không gian mà cả toàn cảnh thời gian nữa. Vì thế:

Sông Đuống trồi đi ,Một dòng lấp lánh.

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Sao lại nằm "nghiêng nghiêng" ? Điều này thật khó giải thích. Nhưng có lẽ phải có cái dáng "nằm nghiêng nghiêng" ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, cổ tám trạng hơn. Cùng với "bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc", hình ảnh nằm nép mình "nghiêng nghiêng" của con sông Đuống dường như gợi không khí lo âu, vắng lặng hơn chăng, vì giặc đả về.

2. Một nỗi đau "xót xa như rụng bàn tay"

Nhưng quê hương Kinh Bắc đẹp cổ kính ấy đã bị giặc chiếm đóng. Còn đâu dòng sông Đuống lấp lánh trôi giữa hai bờ cát trắng phẳng lì, còn đâu màu xanh mượt mà, biêng biếc của dâu mía ngô khoai ? Chỉ còn lại nỗi đau của một con người "đứng bên này Bỗng sao nhớ tiếc" – một nỗi đau thật cụ thể, như là có thể cảm giác được:

Sao xót xa như rụng bàn tay

phải là người trong cuộc, phải là chính quê hương thân yêu của mình bí giặc chiếm đóng thì mới có nỗi đau như vậy. Hoàng cầm đã thức trắng đêm để viết nen bài thơ này khi ông nghe, tin quê hương bị giặc tàn phá và nỗi đau đã trào ngay trong những dòng thơ đầu bằng một hình ảnh đầy ấn tượng.

– Nỗi đau ấy đã khép lại đoạn mở đầu để mở ra những nỗi đau cụ thể khác liên tiếp trong suốt bài thơ. Nó là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ Bên kia sông Đuống của ông.

III. Kết bài

Đoạn thơ là một bức tranh đẹp được khúc xạ qua tâm trạng đau xót của nhà thơ khi quê hương Kinh Bắc thân yêu đã bị giạc chiếm đóng. Đoạn thơ in đậm chất Kinh Bắc giọng điệu thơ Hoàng cầm, dù chỉ là một đoạn mở đầu ngắn trong cả một bài thơ dài.’.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư