Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích để làm rõ chất cổ điển và chất hiện đại trong Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó

->> giúp mình với, cần gấp -<<
3 trả lời
Hỏi chi tiết
396
2
0
doan man
09/06/2019 14:41:49
Sắc thái cổ điển:
- Chỉ riêng đề tài vọng nguyệt thì đã có thể thấy rõ nét cổ điển rồi. Vì sao? Vì trăng là đề tài bất tận của thi ca, từ cổ chí kim có thi nhân nào không viết trăng, Lí Bạch có "Tĩnh dạ tứ" , Đỗ Phủ có "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ", Thế Lữ có "Nhớ rừng", Hàn Mặc Tử có ánh trăng huyền ảo u uất và giờ Hồ Chủ tịch người không chỉ có "Rằm Tháng Giêng", "Cảnh khuya",... mà còn có một "Ngắm trăng" giữa cái khó khăn, gian khổ lúc ngục tù.
- Người bị chèn ép trong chốn lao tù bức bách nhưng không vì thế mà mất đi phong thái của một bận "chí nhân quân tử", vẫn còn đấy nét ung dung tự tại, còn đấy một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, với thiên nhiên
- Sắc thái cổ điển còn được thể hiện qua việc khai thác và sử dụng thi liệu. Hoa, rượu và trăng vốn đều là những thú vui thưởng ngoạn của thi nhân, Người giờ đây cũng đang tràn trề thi lực chỉ khác là không có hoa, có rượu, chỉ có 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo với ánh trăng thu tự do trên bầu trời...

Tinh thần hiện đại:
- Bác Hồ đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần trong thi phẩm "Ngắm trăng", tâm hồn Người đã sớm thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp mà hòa quyện vào thiên nhiên. Sự dung dung, lạc quan trước khó khăn, trở ngại đã bộc lộ rõ chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/06/2019 07:55:53
Gợi ý cách làm :
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “ Ngắm trăng” .
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.
b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ.
Bài Tức cảnh Pác Bó
* Màu sắc cổ điển.
- “Thú lâm tuyền”
+ Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng.
+ Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa.
+ Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng.
+ Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.
*Tinh thần thời đại.
+ Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để “lánh đục tìm trong” hay tự an ủi mình bằng lối sống” an bần lạc đạo” mà đến với thú lâm tuyền để “dịch sử Đảng” tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ.
+ Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy “ chông chênh” và 3 chữ “ dịch sử đảng” toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ.
+ Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.
Bài “Ngắm trăng”.
* Màu sắc cổ điển.
+ Phân tích đề tài “Vọng nguyệt” và thi liệu cổ: “rượu, hoa, trăng”
+ Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
* Tình thần thời đại:
+ Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
+ Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.
1
0
Doãn
10/06/2019 09:02:09
1. Vẻ đẹp cổ điển
Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của từ “cổ điển”. Có hai cách hiểu. Thứ
nhất, từ “cổ điển” chỉ những tác phẩm văn học đã được thử thách qua thời gian,
mang giá trị, vẻ đẹp mẫu mực, được cả thế giới công nhận, tôn vinh là kiệt tác,
tác phẩm kinh điển.
Ví dụ: “Thần thoại Hi Lạp” được đánh giá là bộ sách đạt tới giá trị cổ
điển trong kho tàng thần thoại thế giới.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm văn học cổ điển thuộc giai
đoạn văn học cổ điển ở nước ta. (Giai đoạn văn học cổ điển ở Việt Nam được
hiểu theo ý nghĩa: Đó là giai đoạn văn học vừa phát triển bề rộng, vừa phát triển
bề sâu và xuất hiện nhiều đỉnh cao nghệ thuật).
Hiểu theo cách thứ nhất, từ “cổ điển” thiên về đánh giá giá trị, ý nghĩa,
vẻ đẹp của những tác phẩm xuất sắc, những nhà văn, nhà thơ xuất sắc, giai đoạn
văn học xuất sắc. VD: “Tràng giang” hầu như đã thành cổ điển của một nhà thơ
mới” (Xuân Diệu).
Thứ hai, từ “cổ điển” chỉ một lối viết, một cách thể hiện nào đó đã quen
thuộc, ổn định, trở thành truyền thống văn học.Ví dụ: Lối thơ gợi chứ ít tả, cốt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo