Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi - Nước Đại Việt ta

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.907
8
2
Phạm Minh Trí
07/04/2018 12:49:29

Đề bài: Phân tích đoạn trích "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi.

Bài làm

     Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình, một nhà văn chính luận, một anh hùng dân tộc và là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Tên tuổi Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc chiến đấu vĩ đại trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỉ XV. Sau khi kết thúc thắng lợi, thừa lệnh vua Lê Thái Tổ, ông đã viết nên bài "Bình Ngô đại cáo" (Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô). Tác phẩm không những là văn kiện lịch sử quí giá, tổng kết quá trình đấu tranh gian khổ của quân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh mà văn bản còn được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập, một "áng thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" trích trong "Bình Ngô đại cáo" là một trong những đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, đã cho thấy sự phát triển vượt bậc về mặt tư tưởng yêu nước của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

     Tháng 12/1427, giặc Minh thua trận, rút quân về nước. Tháng 1/1428, Nguyễn Trãi thay vua Lê viết bài "Bình Ngô đại Cáo". Bài thơ được viết theo thể cáo – một thể văn cổ, có tính chất quan phuong, hành chính, dành cho vua chúa hoặc thủ lĩnh viết, nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp trọng đại cho toàn dân được biết. Về hình thức, Cáo thường được viết theo lối văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện nên lời lẽ đánh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, logic, mạch lạc. Bố cục bài cáo gồm bốn phần thì đoạn trích "Nước Đại Việt ta" nằm ở phần đầu có vai trò: nêu luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

    Trước hết, hai câu thơ mở đầu nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa" gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm:

    Từng nghe:

            Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

            Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

    "Nhân nghĩa" vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng đó của Nho giáo và phát triển tư tưởng đó theo hướng lấy lợi ích từ việc đề cao nhân dân, dân tộc làm gốc. Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc làm "nhân nghĩa". Như vậy, người đọc nhận thấy, đây là một bước phát triển vượt bậc về mặt nhận thức của Nguyễn Trãi về đất nước: đất nước gắn liền với nhân dân. Nếu trước đây, khi nhắc tới đất nước là thường gắn liền với vua chúa, bảo vệ đất nước là bảo vệ sự cai trị của vua chúa (điều này xuất phát từ quan niệm trung quân ái quốc: Nam quốc sơn hà nam đế cư) thì nay, Nguyễn Trãi lại có một quan niệm hoàn toàn khác: nước gắn liền với dân (dân ở đây là những lớp dân đen, con đỏ, thậm chí là những người khốn cùng trong xã hội, điều này sẽ được Nguyễn Trãi nhắc tới ở đoạn sau). Cho nên yêu nước phải gắn liền với việc yêu dân, yên dân, làm cho nhân dân trong nước được yên bình, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Và để làm được điều đó thì phải lo trừ bạo ngược, phải đánh giặc, cứu dân, cứu nước: "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân. Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân" (Phạm Văn Đồng).

     Trên cơ sở của lập trường "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi đi vào khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt trên các phương diện rất cụ thể, rõ ràng:

            Như nước Đại Việt ta từ trước

            Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

            Núi sông bờ cõi đã chia,

            Phong tục Bắc Nam cũng khác.

            Từ TRiệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

            Cùng Hán Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

            Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

            Song hào kiệt đời nào cũng có.

    Trong bản tuyên ngôn lần thứ nhất của dân tộc ta trong bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", tác giả cũng đã nêu ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, có "sách trời" (thần linh) bảo hộ, công nhận và có đưa ra lời chân lí khẳng định: quân xâm lược sẽ thất bại nếu cứ cố tình xâm phạm tới Đại Cồ Việt. Và đến Nguyễn Trãi, ông đã kế thừa hai yếu tố để khẳng định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế và có lãnh thổ riêng biệt. Đồng thời, ông còn bổ sung thêm những yếu tố mới , không dựa vào thần linh (yếu tố siêu nhiên) như trước nữa mà căn cứ vào những sự thật hoàn toàn có thật để làm tăng tính khách quan, chân thực, và thuyết phục cho văn bản. Những yếu tố đó có vai trò quan trọng, khẳng định vị thế vững chắc, tồn tại bất biến với thời gian, năm tháng: đó là đất nước ta có nền văn hiến lâu đời; có cương vực lãnh thổ rõ ràng, riêng biệt; có phong tục tập quán, lối sống riêng; có lịch sử gắn liền với các triều đại phong kiến đã qua; có nhân tài hào kiệt đời nào cũng có. Tất cả những yếu tố này đều được Nguyễn Trãi đặt sánh ngang tầm với Trung Quốc (phương Bắc) cho thấy được sự tự tôn dân tộc mạnh mẽ, đồng thời khẳng định Đại Việt xứng đáng là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, dù bất kì kẻ thù có lớn mạnh tới bao nhiêu thì khi đem dã tâm xâm lược tới đều sẽ bị chuốc lấy bại vong. Vì thế, lời thơ không chỉ là lời khẳng định mà còn là lời thề nguyền quyết tâm sẽ giữa vững nền chủ quyền độc lập dân tộc của nhân dân ta ở thế kỉ XV.

     Từ đó, tác giả đi đến những dẫn chứng cụ thể, đầy thuyết phục về sức mạnh của dân tộc ta đã kinh qua nhiều thử thách và lịch sử đã từng ghi lại bao chiến công lừng lẫy của cha ông ta: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị bắt, Ô Mã bị giết. Chúng ta thấy dẫn chứng được đưa ra một cách dồn dập theo hình thức liệt kê, cho thấy sức thuyết phục càng cao; đồng thời thấy rõ được niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả khi đứng trước những chiến công đó.

     Đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập không chỉ bởi nội dung của bài Cáo mà còn bởi sức thuyết phục của nghệ thuật lập luận chặt chẽ, mạch lạc, logic; chứng cứ hùng hồn, lí lẽ sắc bén. Hào khí chiến thắng, niềm tự hào dân tộc như căng tràn trong từng câu chữ, những nhịp điệu tiết tấu của avwn biền ngẫu tạo thành một sự cộng hưởng ngân vang, dồn dập, có sức lay động mạnh mẽ tới tình cảm ngừoi đọc... Tất cả đã làm nên sức thành công của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm, xứng đáng với danh hiệu: áng thiên cổ hùng văn, tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×