Câu 2: vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ diễn ra như thế nào?
________________
Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay.
Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương-Bình Phước) được thực thi sẽ giúp chia một phần nước sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước giúp cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, sẽ làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ mới, nhờ thế mà sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên. Đông Nam Bộ cũng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.
Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm. Cần phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.