LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ thơ cuối bài Quê hương của Tế Hanh

1 trả lời
Hỏi chi tiết
180
1
0
Phương Như
04/04/2019 08:41:17
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư