Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”
Ta có thể thấy, con hổ mãi bế tắc, u uẩn trong tâm trạng, khi thì đau khổ với thực tại, khi thì sống hoài tưởng lại quá khứ tươi đẹp, sáng lạng của những ngày xưa “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Quá khứ huy hoàng, oai hùng ấy vẫn luôn sống động trong tâm hồn yêu tự do của con hổ, nó nhớ về những thuở “tung hoành”, tự do đi lại, tự chủ cuộc sống của mình cùng sự kiêu hãnh, thỏa chí tung hoành nơi rừng già “hống hách những ngày xưa”. Khung cảnh toàn sự giả dối, bắt chước hợm hĩnh không gian rừng già ở vườn thú khiến con hổ chán ghét, nó nhớ về những khung cảnh rộng rãi, mênh mông của “sơn lâm”,với những “bóng cả” và cây già”, không gian xung quanh cũng tràn ngập âm sắc bởi “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn thét núi” chứ không phải tiếng cười tiếng nói đầy giả dối của con người ngoài kia.
“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”
Vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ “Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.
Như vậy, mượn lời của một con hổ bị giam giữ nơi sở thú, nhà thơ Thế Lữ thể hiện được sự mất tự do, cuộc sống tù túng của cả một thế hệ ở thời đại mình sinh sống, đó cũng chính là giai đoạn tự do, độc lập của dân tộc bị lũ xâm lược kìm hãm, giam cầm. Bài thơ thể hiện được sự xót xa của nhà thơ về quá khứ tự do, tự tại, đồng thời thể hiện thái độ chống cự đến cùng của nhà thơ đối với sự kìm hãm ấy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |