LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ "Từ ấy " _Tố Hữu :
"tôi buộc lòng tôi với mọi người
để tinh trang trải với trăm nơi
để hồn tôi với bao hồn khổ
gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
3 trả lời
Hỏi chi tiết
9.703
18
4
Trịnh Quang Đức
06/03/2018 21:22:31
"tôi buộc lòng tôi với mọi người
để tinh trang trải với trăm nơi
để hồn tôi với bao hồn khổ
gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
Từ “buộc” ở đây khi nghe thì ta sẽ hiểu là trói buộc nhưng không phải vậy. Nếu như nhà thơ dùng với nghĩa trói buộc thì hóa ra ông bị ép buộc à, trong khi ôn nhiệt huyết hi vọng cống hiến cho nhân dân đất nước. Nhà thơ sử dụng từ buộc ở đây nhằm thể hiện sự tự nguyện gắn kết bản thân mình với nhân dân, với mọi người. Cái tôi cá nhân không sống độc lập một mình nữa mà sống gắn kết với nhân dân đồng bào mình. Sự gắn kết ấy sẽ làm nên những sợi dây vô hình không những đem lại sự đoàn kết của một dân tộc mà nó còn mang để cho tình cảm ấy trang trải trăm nơi. Tất cả những điều ấy làm nên những tình cảm tốt đẹp của một dân tộc. Thi sĩ đồng cảm với những người khốn khổ hơn mình, gần gũi nhau để cho mạnh mẽ vượt qua cuộc sống, cuộc chiến tranh ác liệt này. Nhà thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng và cũng từ đó nhà thơ thấy được sự gắn kết với mọi người. “khối đời” thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc của ta. Tâm hồn người cộng sản đồng điệu với tâm hồn của những con người khổ để từ đó thấy được lá lành đùm lá rách của nhân dân ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
06/03/2018 21:22:47

Sang khổ thơ thứ hai nhà thơ thể hiện sự hòa nhập giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. ”

Từ “buộc” ở đây khi nghe thì ta sẽ hiểu là trói buộc nhưng không phải vậy. Nếu như nhà thơ dùng với nghĩa trói buộc thì hóa ra ông bị ép buộc à, trong khi ôn nhiệt huyết hi vọng cống hiến cho nhân dân đất nước. Nhà thơ sử dụng từ buộc ở đây nhằm thể hiện sự tự nguyện gắn kết bản thân mình với nhân dân, với mọi người. Cái tôi cá nhân không sống độc lập một mình nữa mà sống gắn kết với nhân dân đồng bào mình. Sự gắn kết ấy sẽ làm nên những sợi dây vô hình không những đem lại sự đoàn kết của một dân tộc mà nó còn mang để cho tình cảm ấy trang trải trăm nơi. Tất cả những điều ấy làm nên những tình cảm tốt đẹp của một dân tộc. Thi sĩ đồng cảm với những người khốn khổ hơn mình, gần gũi nhau để cho mạnh mẽ vượt qua cuộc sống, cuộc chiến tranh ác liệt này. Nhà thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng và cũng từ đó nhà thơ thấy được sự gắn kết với mọi người. “khối đời” thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc của ta. Tâm hồn người cộng sản đồng điệu với tâm hồn của những con người khổ để từ đó thấy được lá lành đùm lá rách của nhân dân ta.

12
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/03/2018 12:48:51
Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện .
"Buộc" và "trang trải"là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. "Buộc" là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam
-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" , sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động .
"Để tình trang trải với trăm nơi"
Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, "trang trải"-"trăm nơi" biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: "Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng"., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh.
-"Bao hồn khổ": tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, "để" gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với "đại gia đình" đang trong cảnh lầm than.
-"Khối đời": danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.
=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư