Cô tấm hiện lên là một người con gái hiền lành hiếu thảo và rất là lương thiện. Mặc dù cha có lấy vợ hai đi nữa thì cô cũng không có ý kiến gì. Và trong khoảng thời gian sống cùng nhau ấy dẫu cho mụ gì ghẻ ấy có đối xử với cô như thế nào thì cô cũng không than thở. Lòng cô lương thiện đến mức không vấy bẩn bởi sự ghen tuông ghét gì ghẻ. Cô trong sáng hiền lành đến mức kể cả những gì mà cám thích cô đều nhường một cách rất nhẹ nhàng bình thường. qua đây ta thấy được Tấm hiện lên với nét đẹp đầu tiên đó chính là nét đẹp về tâm hồn hiền lành lương thiện.Như các cụ ta đã nói, ở đời luôn có luật nhân quả, con người ta dù có bị vùi dập đến đâu những vẫn được hồi sinh từ chính những điều tốt đẹp nhất. Câu chuyện kép lại khiến cho nhiều người đọc phải suy ngẫm, không phải chỉ về sự đau khổ đến tận cùng của Tấm mà trên hết Tấm là người đại diện cho cái thiện và mẹ con Cám đại diện cho cái ác. Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Trong toàn bộ diễn biến của câu chuyện, mặc dù Tấm không trả thù hay oán trách gì mẹ con Cám nhưng cuối cùng, mẹ con Cám vẫn phải trả giá cho những hành động của mình đã gây ra. Hình tượng của Tấm chính là biểu trưng cho sự đấu tranh gay gắt giữa sự bất công, mâu thuẫn trong nội tại mỗi con người, nhưng qua cuộc đấu tranh ấy, hình tượng nhân vật Tấm lại được sáng lên với những bài học vô cùng sâu sắc và ý nghĩa.