Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và mọi người đối với bác kính yêu

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14.581
35
13
Trịnh Quang Đức
18/03/2018 19:46:19
Qua bài thơ "Viếng Lăng Bác" của tác giả Viễn Phương cho ta thấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hết sức tài tình, tuân theo quy luật thời gian.

Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh như thế nào, điều này không mới. Tình cảm đó vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào.

Chính vì vậy, trong thơ ta đã cảm nhân được bao nhiều tình cảm thiêng liêng, bao nhiêu sự biết ơn, lòng tôn kính của các nhà thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung giành cho Bác. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương là một ví dụ tiêu biểu. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật kí, một cuộc viếng thăm và cũng là một cuộc hành hương của nhà thơ về cội nguồn.

"Viếng Lăng Bác" là nỗi niềm dồn nét kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn lao của Đồng bào, chiễn sĩ, của nhân dân - những người giống như nhà thơ tuy chưa từng một lần gặp Bác.

Nhưng đã nghìn lần thấy Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất đời mình.
Câu mở đầu bài rất giản dị, chân chất đã nói lên hoàn cảnh đến viếng thăm Bác của tác giả đồng thời cũng mở ra không khí trang nghiêm.

"Com ở miền nam ra thăm lăng Bác"

Miền Nam - mảnh đất quê hương mà sinh thời Bác Hồ đã đặc biệt giành tình yêu thương vô bờ bến. Bác đã nói "miền Nam luôn ở trong tim tôi", là miền đất gian khổ "đi trước về sau". Cách xưng hô con - Bác của nhà thơ Viễn Phương gợi lên sự gần gũi, thành kính. và điều đầu tiên nhà thơ bắt gặp là:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"

Cây tre tự bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam ngay thẳng, thật thà. Hàng tre trùm bóng mát rượi bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao nhiêu sự chất phác:

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"

Từ thời bình minh lịch sử nước nhà, có biết bao bị anh hùng đã lẫy tre làm vũ khí đánh giặc như Thánh Gióng,... trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân Việt Nam đã làm gậy tầm vông cũng từ họ nhà tre.

Khởi nghĩa đã chiến thắng làm vang dội cả địa cầu. Bởi vậy, tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta.

"Ôi! hàng tre xanh Việt Nam
Báo táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Hàng tre xanh là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn bên Bác và đứng canh giấc ngủ của Bác,... Trên cái nền hàng tre trong sương, nhà thơ miêu tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng thăm mỗi ngày cùng lòng tôn kính đặc biệt:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân"

Điệp từ "mặt trời" đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.

Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.

Bác Hồ là đại diện cho con người Việt Nam. Owr Bác, chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp tinh túy và sâu sa. Đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn quê hương, với những tháng ngày thanh bình nào đó của dân tộc muôn đời, trở về với giấc mơ nào đó mà tuổi thành bình ấp ủ.

"Ngày ngày" là điệp từ chỉ thời gian, đó là sự việc trong đời sống luôn tiếp diễn ra và giường như đã trở thành quy luật. Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhóe, kết tràng hoa vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tấm lòng thành kính của người dân đối ới Bác.

Không chỉ vậy, phép tu từ ẩn dụ "kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân" thể hiện cuộc đời vì dân vì nước của vị lạnh tụ kính yêu. và để đền đáp công lao vĩ đại ấy là những bông hoa tươi thắm hiến dâng lên người.
Từ bên ngoài đi vào trong lăng ta cùng nhà thơ với những giây phút nghẹn ngào. Ta không còn nhớ đến hình ảnh hàng tre hay mặt trời nào nwaxmaf lúc này trong ta chỉ có Bác, Bác là người nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng.

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Nhà thơ sững sờ nhận ra một nỗi đau lớn: Bác mất thật rồi! Nhưng Bác - con người vĩ đại sẽ không bao giờ rời xa tổ quốc, rời xa dân tộc Việt Nam. Bác luôn sống trong lòng mỗi con người, luôn ủ ấm trái tim mỗi con dân Việt Nam. Và "giấc ngủ bình yên" ấy được bảo vệ, cho chở bởi "vầng trăng sáng dịu hiền"
Nhắc đến trăng, ta chợt thấy Bác yêu trăng biết bao! giường như trong thơ của Bác, trăng là hình ảnh không thể hiếu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trăng và Bác là đôi bạn tri kỉ, luôn luôn trò truyện cùng nhau trong những đêm tối ở chiến khu Việt Bắc.
-5sao cho mk nhé-

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
18/03/2018 20:01:39

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.



 
12
6
MB:
– Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác (1976).
– Đây là một trong những bài thơ được đánh giá là hay viết về đề tài lãnh tụ.
TB:
Cảm hứng bao trùm bài thơ: Nỗi xúc động, thương tiếc và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với Bác Hồ.
– Đây là động lực để nhà thơ sáng tạo ra những ẩn dụ nghệ thuật độc đáo có giá trị biểu cảm rất lớn như mặt trời trong câu: Có một một trời trong lâng rất đỏ. Bác Hồ là lãnh tụ là mặt trời cách mạng soi tô con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Bác là mặt trời chân lí trong mỗi người dân Việt Nam.
– Hình ảnh vầng trăng sáng trong dịu hiền: gợi cho người đọc liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao của Bác.
– Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi” khẳng định sự bất tử của Bác. Bác Hồ đã hóa thân vào sông núi, đất nước; Bác sống mãi trong lòng dân tộc và nhân loại.
KB:
– Viếng lăng Bác là một bài thơ thành công cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
– Nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với Bắc Hồ – vị Cha già vĩ đại.
15
4
Quỳnh Anh Đỗ
19/03/2018 13:14:04
Bài thơ Viếng lăng Bác sáng tác 1976, một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng bác được xây dựng xong và đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước ra viếng Bác. Viễn Phương là 1 trong những thế hệ đồng bào miền Nam đầu tiên được ra Hà Nội viếng thăm Người. Bài thơ Viếng lăng Bác là 1 bài thơ hay nhờ xây dựng được những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc “ Mặt trời, Vầng trăng, Tràng hoa”. Những hình ảnh này góp phần quan trọng trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ làm nổi bật nội dung tư tưởng tác phẩm.
Nhà thơ xây dựng hình ảnh ấy trong khổ thơ thứ 2 và 3:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thầm kính, lòng biết ơn và xen lẫn nỗi đau xót khi tác giả vào lăng viếng Bác. Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác sau nỗi niềm xúc động :“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.Trước lăng Người, nhà thơ cảm nhận hình ảnh lăng Bác với tất cả niềm thành kính:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Với hình ảnh Mặt trời, nhà thơ vừa sử dụng biện pháp nhân hoá “mặt trời đi qua”( ở câu thứ nhất) vừa sử dụng biện pháp ẩn dụ “thấy”(ở câu thứ 2). Với phép ẩn dụ bằng việc ngầm so sánh hình ảnh Bác Hồ với hình ảnh Mặt trời, nhà thơ đã nói lên công ơn trời biển của Bác đối với dân tộc. Nếu mặt trời tự nhiên mang ánh sáng, sự ấm áp đến cho vũ trụ thì hình ảnh Bác mang đến cho dân tộc nền tự do, độc lập. Ý thơ đồng thời ngợi ca sự vĩ đại của Người, thể hiện lòng thành kính với vị cha già. Hơn thế nữa với phép nhân hoá, nhà thơ gợi 1 sự liên tưởng rất táo bạo. Mặt trời của tự nhiên cũng phải kính cẩn ngắm nhìn mặt trời của dân tộc- chủ tịch Hồ Chí Minh. Và như thế cũng có thể hiểu mặt trời trong lăng còn vĩ đại hơn mặt trời vẫn ngày ngày đi trên bầu trời cao rộng. Dưới ánh mặt trời, ngày ngày vẫn nối nhau những dòng người đi trong thương nhớ vào lăng viếng Bác. Dòng người đi trong thương nhớ là thực “ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là 1 liên tưởng đẹp và rất sáng tạo thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác. Dòng người vào lăng viếng Bác đến từ nhiều vùng miền, nhiều dân tộc. Mỗi người mang 1 bông hoa của lòng thành kính, yêu thương. Cả dòng người kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng. Hình ảnh tràng hoa đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng, cho sự kính yêu, niềm ngưỡng vọng lãnh tụ. Bước vào trong lăng, nhà thơ càng bồi hồi xúc động trước hình ảnh:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Hình ảnh mặt trời rực rỡ trong lăng được thay bằng một liên tưởng ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền. Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa, Bác không chỉ là 1 người chiến sĩ Cách mạng mà còn là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc . Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
Có thể nói 3 hình ảnh thơ “ tràng hoa, vầng trăng, mặt trời” là những hình ảnh ẩn dụ vô cùng đẹp đẽ, hàm xúc đã thể hiện cảm động tấm lòng thành kính thiêng liêng và niềm xúc động vô bờ của tác giả, của toàn dân tộc dành cho Bác kính yêu. Đó đồng thời cũng là những hình ảnh thơ đẹp nhất, giàu sức gợi cảm nhất trong thi phẩm đáng trân trọng này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×