Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích Phương Định trong một lần phá bom

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.375
1
0
Nguyễn Thị Nhung
12/04/2019 22:56:03
Có những bài ca không bao giờ quên, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong tâm trí mỗi người. Văn học với sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của nó,đã phản ánh thời kỳ chiến tranh với những hình tượng đẹp. “ Những ngôi sao xa xôi” là một trong số đó. Đọc “ Những ngôi sao xa xôi” ta ấn tượng nhất là khi nhà văn miêu tả tâm lý nhân vật phương định trong một lần phá bom.
Những ngôi sao xa xôi viết năm 1971 của nhà văn Lê Minh Khuê. Truyện đề cập tới hoàn cảnh sống và làm việc của ba cô gái thanh niên xung phong nơi chiến trường. Phá bom là công việc thường ngày. Bới thế, tác giả đã miêu tả tâm lý nhân vật Phương định phá bom rất chân thực.
Trước hết tâm lý nhân vật được thể hiện khi Phương Định đến gần quả bom” Vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác. Đất nóng, khối đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa” Lê Minh Khuê sử dụng câu văn ngắn liệt kê để diễn tả không khí chiến tranh ác liệt, sợ hãi. Khung cảnh quanh cao điểm thật im lặng đến phát sợ như không còn sống. Khi ấy, Phương Định tuy có chút bận tâm nhưng cô quyết định sẽ đi khom. Cũng bởi các cao xạ không thích đi khom khi mà họ có thể thẳng lương mà đi. Lòng tự trọng đã khiến cô trở nên dũng cảm nơi chiến trường.
Tâm lý nhân vật, không chỉ thế còn được thể hiện khi Phương Định đến gần quả bom. Cô bắt tay vào làm công việc của mình. Công việc mà ba năm nay mỗi ngày từ năm đến ba lần cô đều phải làm: Phá bom. Định bỏ thuốc nổ bên cạnh quả bom “ Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào mỏ quả bom, một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tý! Bỏ quả bom nóng một dấy hiêu chẳng lành” Không khí giờ đây thật căng thẳng nhưng cô từng nói “ Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn lần trong ruột những quả bom” Thì công việc này quả thực rất nguy hiểm, cận kể tới cai chết. Từ đó, ta có thể thấy được sự dũng cảm và tình yêu nước của các cô gái thanh niên xung phong. Rồi trong giờ phút đó người ta cũng dõi theo từng cử chỉ của nhân vật. Cô có nghĩ đến cái chết mờ nhạt. Bởi vậy các cô gái thanh niên xung phong vẫn tiếp tục lạc quan làm việc, cống hiến cho tổ quốc.
Bên cạnh đó, tâm lý Phương Định được miêu tả sinh động khi cô chờ bom nổ, Nấp sau tảng đá lớ là một căn hầm. Cô lo lắng” liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Nếu không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai” Trong giờ phút sinh tử ấy, điều cô quan tâm chính là công việc chừng không phải mạng sống của chính mình. Ý nghĩ đó đã thể hiện trọn vẹn được tinh thần trách nhiệm trong cô. Đã hai mươi phút trôi qua, đồng hồ chạy đè nặng lên những con số vĩnh cửu, lửa đang chạy vào trong ruột quả bom. Rồi bom cũng nổ, mùi thuốc bom buồn nôn. Những mảnh bom như xé trong không trung. Sau tiếng nổ đó là tiếng nổ của những quả bom mà đồng đội của cô châm ngòi và khi gặp chị Thao, Phương định nhận ra Nho đã bị thương.
Tâm lý của Phương Định lúc bom nổ,có thể nói đã thể hiện tính cách của cô. Tiếng nổ lớn vang lên, đó là khi Phương Định đã hoàn thành nhiệm vụ. Chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì chợt nhận ra Nho bị thương, hầm của cô bị sập Định hốt hoảng lo lắng cứu chữa cho Nho. Cuối cùng mọi chuyện diễn ra khá tốt đẹp và có lẽ sẽ để lại trong lòng Phương Định nhiều kỷ niệm.
Cùng với “ Những ngôi sao xa xôi” nữ nhà văn Lê Minh Khuê đã thành công ở nhiều phương diện không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Bằng sự thăng hoa giữa tài năng và cảm hứng, ngòi bút hiện thực của người nghệ sĩ đã viết lên những câu văn ca ngợi hình tượng những nữ thanh niên xung phong mà tiêu biểu là trích đoạn khi Phương Định phá bom đã thể hiện được phẩm chất chung của họ. Câu văn ngắn ngọn, câu rút gọn đặc biệt được sử dụng tài tình. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. Giọng văn linh hoạt, ngôi kể thứ nhất thuận lợi việc bộc lộ cảm xúc. Lê Minh Khuê viết ít về những đau thương mất mát với tác dụng động viên, quả thực tác giải góp vào đề tài một tác phẩm hay.
Gấp lại trang truyện Lê Minh Khuê cũng như trích đoạn hình ảnh Phương Định phá bom đã neo đậu trong tim ta ấn tượng đẹp. Từ đó, học sinh chúng ta có ý thức trách nhiệm với tổ quốc hơn như trong câu hát :
“ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà phải hỏi ta đã làm gì cho cuộc sống hôm nay” ​
( Chế Lan Viên)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/04/2019 08:44:13
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, không chỉ các chàng trai mà các cô gái thanh niên cũng xung phong ra chiến trường, tham gia vào cuộc chiến tranh để dành lại độc lập cho dân tộc. Đó cũng chính là đề tài gợi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Với khả năng sáng tạo và xây dựng hình tượng sống động cùng với những ngày tháng lăn lộn nơi chiến trường, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp kì diệu của tâm hồn, lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Tiêu biểu là nhân vật Phương Định_ nhân vật chính của truyện.
Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường. Ấn tượng đầu tiên về cô là vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với ánh cái nhìn sao mà xa xăm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Phương Định cảm nhận được điều đó, cô cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
Cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác, ở Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Sau những đợt thả bom của giặc, Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ, nơi vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình, vì vậy mà cô cảm thấy an tâm hơn. Cô quyết định không đi khom, bởi một lý do rất đơn giản “Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy.
Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”. Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người vang lên, cứa vào da thịt cô. “Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” Cách miêu tả của tác giả thật tài tình, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được âm thanh của hai vật bằng sắt chạm vào nhau rồi lại cảm thấy rùng mình như Định, càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô.
Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Cảm xúc, suy nghĩ chân thật ấy của cô đã truyền sang người đọc nhiều đồng cảm, yêu mến, trân trọng và kính phục. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. Một cô gái như muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn, đang hàng giờ dệt nên những kì tích cho Tổ quốc thân thương: Những con đường bằng phẳng để các chuyến xe vượt Trường Sơn tiến vào Nam .
Công việc “chọc giận thần chết” đã trở nên quen thuộc với cô, là công việc hàng ngày, nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Sự chăm sóc tận tình của Định đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. Có được trang viết này cũng một phần xuất phát từ tâm hồn giàu tình cảm của cây bút Lê Minh Khuê.
Thành công nhất trong truyện là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật chính, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng.
Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con người Việt Nam . Chính những con người như Phương Định, Thao, Nho đã xướng nên bài ca tuyệt đẹp của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chỉ là những con người rất đỗi bình thường nhưng đã góp phần tạo nên những kì tích anh hùng cho dân tộc:
“Em là người thanh nien xung phong
Không có súng chỉ có đôi vai tải đạn
Giữa tầm đạn thù tấm lòng dũng cảm
Em vượt đường dài tiếp thêm lửa chiến công”
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam . Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư