Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.924
0
0
Nguyễn Mai
26/03/2018 11:55:15

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thể hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời... Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 12:22:58

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thể hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời... Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

0
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư