PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Phong trào Đông Du (1905-1909)
- Năm 1904, Duy tân hội thành lập.
- 1905 đến 1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập. - 9/1908, những người Việt Nam bị trục xuất khỏi đất Nhật.
- Tháng 3/1909, phong trào tan rã.
- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
2. Đông Kinh nghĩa Thục (1907) - 3/1907, lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.
- Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh,…
- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.
3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
a. Cuộc vận động Duy Tân
- Diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,…
- Người khởi xướng: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Nội dung cơ bản của phong trào:
+ Mở trường dạy học theo lối mới.
+ Vận dụng làm theo cái mới, cái tiến bộ.
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì
- Phong trào chống thuế sôi nổi.
- Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.