Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua bài thơ Thương vợ của Trần Tú Xương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Có ý kiến cho rằng :" Bài thơ Thương vợ vừa là những vần thơ đầy xúc động của TX khi viết về vợ đồng thời cũng vừa hiện lên vẽ đẹp nhân cách đáng trân quý cuả tú xương trong xh VN xưa.
Qua  bài thơ Thương vợ của Trần Tú Xương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.389
1
0
Chu Thiên Ri ( TRang ...
28/10/2018 10:11:09
Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau. Trong bài thơ, hình ảnh bà tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhieeuf. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc: “ Nuôi đủ năm con với một chồng” Tù “ đủ” trong “ nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con. cả chồng, nuôi đảm bảo đén mức:” Cơn hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ông với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: “Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quý trọng vợ hơn. Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc. BÀI MẪU SỐ 2: Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống còn ít hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khóc vợ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Bà Tú có thể đã phải chịu nhiều nhọc nhằn gian khó của cuộc sống nhưng bù lại, bà có niềm hạnh phúc mà rất nhiều phụ nữ ngày xưa không có được: ngay lúc còn sống bà đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu,trân trọng cùa chồng. Thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Vậy mà trong thơ Tú Xương, đã có hẳn một chùm thơ về vợ, và bài Thương vợ được xem là một trong những bài xuất sắc nhất. Trong Thương vợ cũng như nhiều sáng tác khác của Tú Xương viết vế bà Tú, bao giờ cũng có hai hình ảnh: bà Tú được thể hiện một cách trực tiếp , ông Tú được bộc lộ một cách gián tiếp nhưng vẫn rõ nét, sâu sắc. Hình ảnh bà Tú hiện lên trong bài thơ với những nỗi vất vả, gian truân, những đức tính tốt đẹp mang vẻ đẹp điển hình của người vợ trong truyền thống Việt Nam. Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú được gợi lên qua không gian, thời gian làm ăn buôn bán và qua hình ảnh “lặn lội thân cò”. Câu thơ vào đề như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Hoàn cảnh vât vả, lam lũ của bà Tú được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô ra ngoài sông ấy chính là nơi đầu sóng ngọn gió. Không gian mà cũng là thời gian bà Tú buôn bán là buổi đò đông-gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cững không thiếu lời qua tiếng lại. Trong ca dao, người mẹ từng căn dặn con: Con ơi nhớ lấy câu này – Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. Buổi đò đông không chỉ là những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đầy mà còn chứa bao nhiêu bất trắc, hiểm nguy. Hai câu thực đối nhau về từ ngữ (khi quãng ráng/buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. Nỗi vất vả, gian lao của bà Tú còn được gợi lên từ hình ảnh “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp (Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non), nhưng hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò ở thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện ở cái rợn ngợp của không gian (như trong ca dao) mà còn trong cái rợn ngợp cùa thời gian. Chỉ mấy từ khi quãng vắng, tác giả đã nói lên được cả thời gian,không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu nguy hiểm. Có bản chép là nơi quãng vắng, thay khi bằng nơi là đã bỏ đi cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ, chưa nói hết được nỗi vất vả, lam lũ, đơn chiếc của bà Tú. Bà Tú là người đảm đang tháo vát: Nuôi đủ năm con với một chồng. Mổi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý. Từ đủ trong nuôi đủ vừa cho thấy sự tri ân vợ của ông Tú, vừa nói lên sự chu đáo của bà Tú. Theo Xuân Diệu: “Thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con, chứ ai lại đếm chồng, một chồng tại vì phải nuôi như nuôi con, cho nên liệt ngang hàng mà đếm để nuôi”. Bà Tú là người giàu đức tính hi sinh thầm lặng Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hi sinh rất mực của vợ, đồng thời làm ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú: Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công. Mặc dù lấy ông Tú. duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, mà lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con. Ở câu thơ trên, nắng mưa (chĩ sự vất vả), năm nắng (là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều) được tách ra tạo nên thành ngữ năm nắng mười mưa, vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện dược đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Trong những sáng tác khác của Tú Xương viết về bà Tú, người đọc cũng bắt gặp hình ảnh bà Tú với những đức tính tốt đẹp: Đầu sông bài bển, đua tài buôn chín bán mười – Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói chuột. (Văn tế sống vợ); Có một cô lái – Nuôi một thầy đồ […| – Cơm hai bữa: cá kho, rau muống – Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô (Phú thầy đồ dạy học – bài II). Đảm đang, tháo vát, thương yêu chồng con, giàu đức hi sinh thầm lặng, hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương nói chung, ở bài Thương vợ nói riêng đã mang được vẻ đẹp điển hình của người vợ trong truyền thống Việt Nam. .Để nói về thân phận vất vả và đức tính tốt đẹp của bà Tú dồng thời nói lên niềm yêu thương, quý trọng vợ, Tú Xương đã vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. Hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng dế nói về nỗi vất vả đơn chiếc và sự chịu thương, chịu khó, hi sinh thầm lặng của bà Tú. Trong ca dao, hình ảnh con cò, thân cò thường nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó: Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non; Cái cò là cái cò con – Mẹ đi xúc tép để con ở nhà; Nước non lận đặn một mình – Thân cò lẽn thác xuống ghềnh bấy nay. Cũng có khi hình ảnh con cò nói về thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt: Cái cò mày đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao). Hình ảnh “lặn lội thân cò khi quãng vắng” nói về bà Tú có phần xót xa tội nghiệp hơn hình ảnh “con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian (Con cò lặn lội bờ sông), còn con cò trong thơ Tú Xương ở giữa cái rợn ngợp của cả không gian, thời gian (Lặn lội thân cò khi quãng vắng). So với ca dao, câu thơ của Tú Xương là cá một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa lặn lội lên đầu câu, thay con cò bàng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với con cò thì thân cò mang tính khái quát cao hơn, và do vậy tình thương vợ của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn. Những thành ngữ được nhà thơ vận dụng sáng tạo: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa. Hai chữ duyên, nợ thường dể nói về mối quan hệ vợ chồng. Duyên là mối quan hệ vợ chồng do trời định sẫn. Vợ chồng lấy nhau nếu tốt đẹp là duyên, trái lại thì là nợ. Bà Tú lấy ông là do “duyên” nhưng “duyên” một mà “nợ” hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. “Nợ” gấp đôi “duyên”, duyên ít nợ nhiều. Thông thường nắng mưa, năm. mười đi liền với nhau để nói lên sự dãi dầu,vất vả, lam lũ, nhưng trong thành ngữ năm nắng mười mưa những chữ này được tách rời ra, đan vào nhau, vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thê hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Trong bài thơ Thương vợ cũng như trong các sáng tác về người vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh của hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm. Ồng Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ. Về câu thơ Nuôi đủ năm con với một chồng, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách mình ông, con riêng rất rạch ròi là để ông tự đứng riêng ra tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Ông chửi “thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vây cho “thói đời”. Sự “hờ hững” của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của “thói đời” bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự ra mắt mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án: Có chồng hờ hững cũng như không. Quan niệm của xã hội phong kiến về người phụ nữ là xuất giá tòng phu (lấy chồng theo chồng), phu xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo), thế mà vẫn có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, là “Có chồng hờ hững cũng như không”. Đó là một nhà nho có nhân cách. Một con người không những biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyết điểm. Đó là con người có dũng khí.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
28/10/2018 10:46:12
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời - hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giớí thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đần trong mọi việc” câu đối của Nguyễn Khuyến thì bà Tú là một người đàn bà.
“Quanh năm buôn bán" là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “Buôn bán ở mom sông”, nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng(!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.
Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình.
Phần thực tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng: đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò”, “cái cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông…” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ… của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ
“Eo sèo” từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng; gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn!
“Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả và khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một … hai… năm… mười…” làm nổi rõ đức hy sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”.. dám quản công”… giọng thơ nhiều xót xa thương cảm.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác hoạ một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm dang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ và hình ảnh “thân cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương.
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”, lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×