Ô!( TP biệt lập) Tình cảm của nhà thơ đến khổ thơ này tự nhiên không hề kìm giữ, làm nên phút giây “trào nước mắt” của nỗi xúc động bồi hồi. Tình cảm ấy không hề bi lụy mà thăng hoa thành khát vọng( câu phủ định), thành lời tâm nguyện trước anh linh của Bác. Nỗi nhớ nhung biến thành ước muốn thật đẹp đẽ của đứa con miền Nam: muốn làm con chim hót, đoá hoa toả hương, muốn giữ lại những thời khắc lắng đọng và đẹp đẽ nhất của tâm hồn khi được gần bên Bác. Có lẽ( TP tình thái) nói như một ý thơ Tố Hữu: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” hay như câu thơ: “Ta bên Người, Người toả sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”. Mượn những hình tượng tự nhiên để diễn tả lòng mình, Viễn Phương cũng nói hộ tấm lòng những đứa con của Bác: muốn lòng mình trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Hơn thế, tác giả còn muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” - bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người.