LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp quê hương đất nước con người Việt Nam

2 trả lời
Hỏi chi tiết
869
1
0
Bảo
19/07/2019 09:11:11
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
(•‿•)
19/07/2019 11:59:30
Trong kho tàng ca dao, nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều đó.
Phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. Mỗi lời ca dao là một lời ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, nên thơ của quê hương đất nước.
“Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi đây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy.
Sống gắn bó với quê hương đất nước chính là cơ sở để dân gian tạc rõ hình hài của từng dòng sông, từng ngọn núi vào trong tâm thức. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:
“Sông nào bên đục bên trong Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”
“Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh”.
Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Cảnh trí xứ Huế được phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biếc. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh hoạ đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví với tranh (đẹp như tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.
Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”
Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương. Vì vậy, bài thơ kết lại bằng một câu thơ đầy ý nghĩa:
“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” Đó là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của Thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
Tình yêu quê hương đất nước được dân gian thể hiện qua ca dao là tình cảm có chiều sâu và giàu tính nhân văn. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thuần túy của tự nhiên, ca dao còn nhắc đến công lao của những con người đã công hiến, hi sinh cho mảnh đất ấy, qua đó gợi niềm tự hào đồng thời nhắc, nhở ý thức bảo vệ và giữ gìn non sông của mỗi chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư