Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than - thép châu Âu” vào tháng 4 - 1951 gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bi, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau đó, tháng 3 - 1957, sáu nước trên lại cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu-, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
Cộng đồng kinh tế châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EEC, ra đời nhằm hình thành một thị trường chung (Thị trường chung châu Âu) để xoá bỏ dần hàng rào thuế quan giữa sáu nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản..., đồng thời, có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông...
Có nhiều nguyên nhân đưa tới những liên kết kinh tế trên :
Một là, sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Tháng 7 - 1967, ba Cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EC). Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 -1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan), đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.
Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng :
1. Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Từ ngày 1 - 1 -1999, đã phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO).
2. Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu.
Với những bước tiến của quá trình liên kết, Hội nghị Ma-xtrích quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EU).
Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 1999, số nước thành viên của EU là 15 và đến năm 2004 là 25 nước.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |