Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua truyện ngắn Tôi đi học, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục con người

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.802
10
1
青梅
22/08/2019 07:34:15
- Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.
Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.
- Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực.
- Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu.
- Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.
- Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.
- Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
(•‿•)
22/08/2019 18:44:03
Hiện nay, cuộc sống xã hội hiện đại đã kéo mọi người theo dòng chảy công việc. Thời gian cha mẹ đi làm, con cái đi học, rồi học thêm cả ngày nghỉ,… các thành viên trong gia đình ít có cơ hội quây quần, gần gũi, trò chuyện với nhau. Trong khi đó, ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, các em đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, rất cần sự chia sẻ, chỉ bảo của bố mẹ. Nhiều bậc phụ huynh lại có tư tưởng phó thác trách nhiệm giáo dục cho nhà trường và xã hội. Họ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ có bổn phận lo đủ cơm ăn, áo mặc, tiền bạc cho con học hành là đủ. Có những phụ huynh khi con cái đòi gì cũng đáp ứng mà thiếu đi sự kiểm tra, uốn nắn kịp thời. Không ít em trở nên vô tổ chức kỷ luật, bỏ học theo bạn bè tụ tập lêu lổng. Lỗi này do một phần thiếu ý thức của các em, nhưng phần quan trọng là do cha mẹ, gia đình. Bời vì, nhiều bậc phụ huynh phó mặc, ít theo dõi, quan tâm các em, lại thiếu sự phối hợp chặt chế với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục, đó là căn nguyên dẫn đến sự buông thả, hư đốn của các em. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ đã không đầu tư thời gian dạy con biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, không dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng, vị tha và tinh thần đoàn kết. Có không ít bố mẹ chưa thực sự là tấm gương tốt cho con cái noi theo. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tấm gương của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của con cái.
Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến định hướng giá trị nhân cách của các em. Các em sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mong muốn của xã hội. Một số ít học sinh, sinh viên phải sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá, không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân. Tuy nhiên, để làm được điều này thì bố mẹ trong gia đình phải có phương pháp giáo dục phù hợp và kích thích tiềm năng phát triển của các em. Với những gia đình mà bố mẹ có cách giáo dục sai lệch thiếu khoa học như bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm..., gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc. Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội của một số em bắt nguồn từ gia đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc cha mẹ là những người nghiện ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp...
Như vậy, vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ rất cần sự góp sức từ gia đình. Nếu gia đình không có một phương pháp giáo dục đúng đắn thì gia đình nói riêng và xã hội nói chung phải gánh chịu những hậu quả không thể lường trước được.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm thông tin, hiểu rõ tâm lý, nhất là hiểu đúng vai trò hết sức to lớn của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Nếu con mắc lỗi, cha mẹ hãy phân tích góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Nếu cần trách phạt con, cha mẹ cần phân minh, vì nếu sơ suất trong cư xử để con chịu thiệt thòi sẽ hình thành những tâm lý không phục, mặc cảm, đối kháng và đây là yếu tố dễ dẫn đến các em hư hỏng, sa vào lỗi lầm. Cha mẹ nên thể hiện sự công bằng, yêu thương các con như nhau. Mỗi người con đều có mặt mạnh yếu, hãy tìm khen những ưu điểm để động viên con phát huy.
Thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm, mối quan hệ bạn bè của con. Giúp con tự chủ, có tính độc lập, không ỷ lại vào cha mẹ và người khác. Cha mẹ cần làm gương cho con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng mình là tấm gương về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con để con noi theo và học tập. Cha mẹ dạy con phải thế này, thế khác nhưng hành động của bản thân cha mẹ lại không gương mẫu, nói một đằng làm một nẻo; điều đó làm cho việc giáo dục trở nên phản tác dụng. Con cái không tin cha mẹ, không tin người lớn, tự tìm những lối đi riêng cho bản thân, mất phương hướng, trong đó có những con đường lạc lối đã đưa trẻ đến vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, ở lứa tuổi này, các em đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách và khẳng định bản thân, cha mẹ cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia sẻ với con, thường xuyên theo dõi mọi sự thay đổi của con để có biện pháp giáo dục phù hợp. Cân nhắc, đáp ứng đúng những mong muốn, đề nghị của con nếu chính đáng, trao đổi giúp con hiểu rõ thông tin và đi đến có quyết định đúng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo điều kiện, giúp đỡ con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con bàn bạc thực hiện kế hoạch bản thân. Phải quan tâm, dìu dắt để các em tiếp thu được ngôn ngữ, hành vi ứng xử và những quy tắc đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường và xã hội. Các bậc phụ huynh phải đầu tư nhiều thời gian hơn, kết hợp trao đổi thông tin với nhà trường để động viên thành tích học tập và rèn luyện của các em, từ đó để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, những tác nhân xấu đang “rình rập” ngoài xã hội.
Tóm lại, với vai trò là ngôi trường đầu tiên của mỗi cá nhân, gia đình có điều kiện, có trách nhiệm và nhiều ưu thế trong việc tham gia vào giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ hôm nay; sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới việc hình thành nhân cách của các em là rất lớn. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các bậc phụ huynh muốn thực hiện tốt vai trò là nhà giáo dục đặc biệt quan trọng của mình thì bên cạnh nhiệm vụ xây dựng kinh tế gia đình, các bậc phụ huynh cần phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức mọi mặt, tạo lập môi trường sống lành mạnh cho con em mình. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với nhà trường và các đoàn thể xã hội khác, bản thân ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức cho con cháu noi theo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×