Cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên trong công ty là sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.
Mỗi người chúng ta đều nằm trong những qũy đạo công việc khác nhau, có những người được ông chủ rất trọng dụng, sớm trở thành nhân viên ưu tú của công ty, có người chẳng có tài cán gì, không được mọi người chú ý đến, có người lại luôn luôn phàn nàn trách móc, luôn nghĩ mình không giống người khác, đến cuối cùng vẫn chỉ là người trắng tay. Trong chúng ta, trừ một số ít là những thiên tài số còn lại không khác nhau là mấy. Vậy cái gì đã thay đổi chúng ta, cái gì đã hoàn thiện chúng ta? Chính là thái độ. Thái độ tiềm ẩn trong ý thức chúng ta, thái độ là những năng lực, những nguyện vọng, những suy nghĩ và những quan niệm đạo đức được thể hiện ra trong công việc.
Trong quỹ đạo công việc, chúng ta có thể gặp gỡ rất nhiều loại người. Mỗi người đều có thái độ làm việc khác nhau: người thì chăm chỉ làm việc, muốn vươn cao, người luôn ung dung tự tại, người khác lại luôn làm việc tắc trách, làm qua loa cho xong việc. Thái độ làm việc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Chúng ta không thể khẳng định làm việc với thái độ như thế nào sẽ thu được kết quả tốt, nhưng chúng ta có thể khẳng định những người thành đạt thì đều có thái độ làm việc gần như nhau. Trong công việc có thể chia ra làm 3 loại người:
- Loại người thứ nhất: Tắc trách qua loa.
Câu cửa miệng của những người tiềm năng là: “Làm việc chăm chỉ làm gì? Chẳng phải trả lương của mọi người đều như nhau hay sao?” Họ thường không đi làm đúng giờ, những chuyện ngoài phận sự của mình họ chẳng hề để ý, những việc ngoài bổn phận cũng chẳng bao giờ chủ động giải quyết. Mỗi khi người chung quanh có cơ hội thăng tiến, họ đều tự an ủi mình: “Thăng chức chỉ là chuyện của vài cá nhân, phần đông mọi người cũng giống mình, vậy thì có điểm gì không tốt”.
- Loại người thứ hai là: Hay than phiền, hay bực tức.
Những người này hay thất vọng và bi quan lúc nào cũng trách móc người khác và cho rằng những việc đã xảy ra không theo ý mình mong muốn đều do hoàn cảnh gây nên. Những người này có thể có tiềm năng, nhưng lúc nào họ cũng sống trong tâm trạng u ám, vì vậy những năng lực của họ cũng không phát huy được, họ cũng không thể cảm nhận được niềm vui từ công việc của mình. Tâm lý tiêu cực này cũng tự nhiên lan truyền sang những người khác.
- Loại người thứ ba: Làm việc tích cực, có chí tiến thủ.
Trong công ty, mọi người lúc nào cũng nhìn thấy bóng dáng bận rộn của họ. Những người thuộc tuýp người thứ ba này lúc nào cũng lạc quan tinh thần phấn chấn, nhiệt tình công tác và luôn vui vẻ với mọi người.
Kể cả trong những lúc gặp khó khăn trong công việc, họ cũng rất tích cực đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề. Vì vậy, niềm tin trong họ luôn luôn được thắp sáng.
Mọi người đều yêu quý họ. Mặc dù cả ngày làm việc bận rộn nhưng những người có tinh thần làm việc tích cực vẫn giữ được thái độ lạc quan, hưởng thụ bằng niềm tin trong công việc.
Kết quả là sau một thời gian làm việc, những người thuộc tuýp người thứ nhất dễ dàng bị thay thế bởi những người nhiệt tình, cần công việc. Những người thuộc loại người thứ hai luôn có tâm lý xáo động, không ổn định không tạo được lòng tin nơi lãnh đạo, khó lòng mà có cơ hội thăng tiến. Còn những người thuộc loại người thứ ba, họ sẽ thành công và tìm được niềm vui trong công việc.
Ngày nay, trong công việc, cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên trong công ty là sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn. Khi bạn làm việc với thái độ tích cực, lòng quyết tâm cao thì bạn sẽ đạt được những gì mình mong muốn.
Đối với hầu hết mọi công việc nói chung, thường không quá khó, không đòi hỏi trình độ đặc biệt cao, song mọi công việc đều cần thái độ nhiệt tình của người đảm nhận công việc đó. Thái độ làm việc sẽ quyết định bạn là một người có nguy cơ bị sa thải hay sẽ được thăng chức. Đặc biệt, ở một chức vụ không đòi hỏi nhiều chất xám mọi người đều có thể đảm đương, thì khi đó chỉ có thái độ lại việc mới giúp bạn thể hiện được năng lực làm việc hơn người của mình. Thái độ làm việc là một loại năng lực đặc biệt phân biệt bạn với những người khác, thái độ làm việc cũng như giúp bạn trở thành một người quan trọng hơn.
Những người lười lao động và không có thái độ cạnh tranh khi làm việc chỉ nhìn thấy mặt ngoài của sự vật mà không thấy được bản chất của sự vật đó. Họ tin vào số phận, cơ may. Khi thấy người khác được tăng lương họ nói “Số trời đấy mà”. Thấy người khác được ông chủ trọng dụng họ lại nói: “Gặp may thôi”.
Trên thực tế, có một số ông chủ thích thử thách nhân viên của mình, họ coi như không nhìn thấy thành tích tốt của nhân viên hoặc không quá để ý đến việc động viên khích lệ nhân viên làm việc, nhưng cũng có những ông chủ chỉ bảo tận tình, ra sức cổ vũ động viên tinh thần giúp đỡ nhân viên của mình nâng cao hiệu quả công việc. Dù sao đi nữa bất kể hoàn cảnh có thuận lợi cho mình hay không, bạn cũng hãy thể hiện một thái độ làm việc tích cực.
Bắt đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy duy trì thái độ làm việc này thật khó khăn, nhưng sau cùng bạn nhất định sẽ nhận ra thái độ làm việc tích cực là một phần không thể thiếu trong con người bạn. Và khi được người khác khẳng định mình, hay khi nhận được nhiều thứ từ cuộc sống mang lại, hãy giữ thái độ làm việc đó.
Thái độ làm việc là sự cạnh tranh. Có được thái độ làm việc tích cực bạn sẽ bước đi dễ dàng hơn trên con đường đời đầy thử thách.