Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quang Trung thống nhất đất nước như thế nào?

(càng ngắn gọn càng tốt)
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.421
12
4
Deano
03/04/2018 20:28:15

Sau khi đánh bại các kẻ thù ở phía Nam, năm 1786 Nguyễn Nhạc phái Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc với nhiệm vụ chiếm lại Phú Xuân và Thuận Hóa (Bình-Trị-Thiên) vốn thuộc đất Đàng Trong, rồi củng cố hệ thống thành lũy ở bờ nam sông Gianh để phòng quân Trịnh.

Tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ đã nhanh chóng đánh chiếm Phú Xuân (18-6-1786) và tiến ra giải phóng toàn bộ đất Thuận Hóa vừa bị quân Trịnh chiếm đóng. Đến đây, nhiệm vụ Nguyễn Nhạc giao cho đã được hoàn thành thắng lợi. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì có nghĩa là tự giới hạn phong trào Tây Sơn trong phạm vi Đàng Trong, thừa nhận tình trạng đất nước bị chia cắt và để mặt nhân dân Bắc Hà rên xiết dưới chế độ vua Lê - chúa Trịnh.

Ở Đàng Ngoài, chế độ của các chúa Trịnh đã trở nên mục nát và mất lòng dân nghiêm trọng. Từ những năm 30 của thế kỷ XVIII, cuộc chiến tranh nông dân đã bùng nổ và đến giữa thế kỷ đã lan rộng khắp Đàng Ngoài. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751), Nguyễn Hữu Cầu (1741-1750) kéo dài trên dưới 10 năm. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770), Hoàng Công Chất (1739-1769) kéo dài trên dưới 30 năm. Phong trào khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo nông dân miền xuôi và nhiều dân tộc thiểu số miền núi đứng dậy đấu tranh, làm lung lay nền thống trị của chúa Trịnh.

Vào cuối thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài có lắng xuống, nhưng các mâu thuẫn xã hội vẫn gay gắt và những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Lê-Trịnh, giữa các phe phái phong kiến lại bộc lộ trong âm mưu đoạt quyền tranh ngôi. Năm 1782, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vừa chết thì nổ ra cuộc tranh chấp giữa con trưởng là Trịnh Khải và con thứ là Trịnh Cán. Trịnh Khải dựa vào quân Tam phủ (quân đội thường trực bảo vệ kinh thành) để phế Trịnh Cán và trừng trị những kẻ đối lập. Nhưng từ đó quân lính kiêu căng, lộng hành, gây ra nhiều cuộc binh biến làm rối loạn kinh thành và làm cho chính quyền chúa Trịnh càng suy sụp.

Thấy rõ tình hình Bắc Hà, Nguyễn Huệ quyết định đưa phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. Đó là một quyết định có ý nghĩa lịch sử chứng tỏ tầm mắt nhìn xa thấy rộng và tấm lòng yêu nước thương dân, ý chí thống nhất đất nước mạnh mẽ của Nguyễn Huệ. Biết rằng vua Lê chỉ là bù nhìn và nhân dân Bắc Hà còn luyến tiếc triều Lê, Nguyễn Huệ đề ra khẩu hiệu Phù Lê diệt Trịnh để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúa Trịnh.

Bài hịch xuất quân đánh Trịnh cho thấy rõ lý do đưa Nguyễn Huệ đến quyết định kiên quyết và táo bạo đó:

Quảng Nam đã quét sạch bụi trần,

Thuận Hóa lại đem về bờ cõi.

Nam: một dải tăm kình phẳng lặng, cơ thái bình đứng đợi đã gần.

Bắc: mấy thành tin nhạn chưa yên, để cứu viện ngồi trông sao tiện.

Vả bấy nay, thần nịnh chúa hôn, mở bình trị lòng trời hẳn muốn.

Lại gặp bội binh kiêu dân oán, sửa mối giềng tài cả phải ra.

Từ phía nam Hoành Sơn đã chứng kiến nỗi đau chia ly của hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, lệnh xuất quân của chủ soái Tây Sơn biểu thị quyết tâm và niềm tin sắt đá:

Chước vạn toàn đã tạc đá Hoành Sơn.

Binh tức khắc lại giương buồm Bắc Hải

Chỉ trong khoảng 10 ngày, quân đội Tây Sơn được nhân dân Bắc Hà ủng hộ, đã đánh tan toàn bộ quân Trịnh và lật nhào nền thống trị trên 200 năm của các chúa Trịnh. Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ dẫn đại quân tiến vào Thăng Long và đặt chỉ huy sở ở Phủ chúa.

Sự nghiệp thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn dĩ nhiên có mặt hạn chế của nó, nhưng đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, phải được coi là một cống hiến vĩ đại. Đấy là sự nghiệp thống nhất đất nước lần đầu tiên được thực hiện trên một lãnh thổ rộng lớn gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại. Nguyễn Huệ là người anh hùng đã tổ chức và lãnh đạo phong trào Tây Sơn lập nên kỳ tích đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
9
Sau khi đánh bại các kẻ thù ở phía Nam, năm 1786 Nguyễn Nhạc phái Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc với nhiệm vụ chiếm lại Phú Xuân và Thuận Hóa (Bình-Trị-Thiên) vốn thuộc đất Đàng Trong, rồi củng cố hệ thống thành lũy ở bờ nam sông Gianh để phòng quân Trịnh.
Tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ đã nhanh chóng đánh chiếm Phú Xuân (18-6-1786) và tiến ra giải phóng toàn bộ đất Thuận Hóa vừa bị quân Trịnh chiếm đóng. Đến đây, nhiệm vụ Nguyễn Nhạc giao cho đã được hoàn thành thắng lợi. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì có nghĩa là tự giới hạn phong trào Tây Sơn trong phạm vi Đàng Trong, thừa nhận tình trạng đất nước bị chia cắt và để mặt nhân dân Bắc Hà rên xiết dưới chế độ vua Lê - chúa Trịnh.
Ở Đàng Ngoài, chế độ của các chúa Trịnh đã trở nên mục nát và mất lòng dân nghiêm trọng. Từ những năm 30 của thế kỷ XVIII, cuộc chiến tranh nông dân đã bùng nổ và đến giữa thế kỷ đã lan rộng khắp Đàng Ngoài. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751), Nguyễn Hữu Cầu (1741-1750) kéo dài trên dưới 10 năm. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770), Hoàng Công Chất (1739-1769) kéo dài trên dưới 30 năm. Phong trào khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo nông dân miền xuôi và nhiều dân tộc thiểu số miền núi đứng dậy đấu tranh, làm lung lay nền thống trị của chúa Trịnh.
Vào cuối thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài có lắng xuống, nhưng các mâu thuẫn xã hội vẫn gay gắt và những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Lê-Trịnh, giữa các phe phái phong kiến lại bộc lộ trong âm mưu đoạt quyền tranh ngôi. Năm 1782, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vừa chết thì nổ ra cuộc tranh chấp giữa con trưởng là Trịnh Khải và con thứ là Trịnh Cán. Trịnh Khải dựa vào quân Tam phủ (quân đội thường trực bảo vệ kinh thành) để phế Trịnh Cán và trừng trị những kẻ đối lập. Nhưng từ đó quân lính kiêu căng, lộng hành, gây ra nhiều cuộc binh biến làm rối loạn kinh thành và làm cho chính quyền chúa Trịnh càng suy sụp.
Thấy rõ tình hình Bắc Hà, Nguyễn Huệ quyết định đưa phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. Đó là một quyết định có ý nghĩa lịch sử chứng tỏ tầm mắt nhìn xa thấy rộng và tấm lòng yêu nước thương dân, ý chí thống nhất đất nước mạnh mẽ của Nguyễn Huệ. Biết rằng vua Lê chỉ là bù nhìn và nhân dân Bắc Hà còn luyến tiếc triều Lê, Nguyễn Huệ đề ra khẩu hiệu Phù Lê diệt Trịnh để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúa Trịnh.
Bài hịch xuất quân đánh Trịnh cho thấy rõ lý do đưa Nguyễn Huệ đến quyết định kiên quyết và táo bạo đó:
Quảng Nam đã quét sạch bụi trần,
Thuận Hóa lại đem về bờ cõi.
Nam: một dải tăm kình phẳng lặng, cơ thái bình đứng đợi đã gần.
Bắc: mấy thành tin nhạn chưa yên, để cứu viện ngồi trông sao tiện.
Vả bấy nay, thần nịnh chúa hôn, mở bình trị lòng trời hẳn muốn.
Lại gặp bội binh kiêu dân oán, sửa mối giềng tài cả phải ra.
Từ phía nam Hoành Sơn đã chứng kiến nỗi đau chia ly của hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, lệnh xuất quân của chủ soái Tây Sơn biểu thị quyết tâm và niềm tin sắt đá:
Chước vạn toàn đã tạc đá Hoành Sơn.
Binh tức khắc lại giương buồm Bắc Hải
Chỉ trong khoảng 10 ngày, quân đội Tây Sơn được nhân dân Bắc Hà ủng hộ, đã đánh tan toàn bộ quân Trịnh và lật nhào nền thống trị trên 200 năm của các chúa Trịnh. Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ dẫn đại quân tiến vào Thăng Long và đặt chỉ huy sở ở Phủ chúa.
Sự nghiệp thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn dĩ nhiên có mặt hạn chế của nó, nhưng đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, phải được coi là một cống hiến vĩ đại. Đấy là sự nghiệp thống nhất đất nước lần đầu tiên được thực hiện trên một lãnh thổ rộng lớn gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại. Nguyễn Huệ là người anh hùng đã tổ chức và lãnh đạo phong trào Tây Sơn lập nên kỳ tích đó.
4
5
Nguyễn Nhật Thúy ...
03/04/2018 20:31:35
Lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn.
Để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị:
- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".
- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc".
- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...)
- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.
Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ."
4
3
Đông Phương Thiên ...
03/04/2018 20:36:33
mk có thể bỏ qua đoạn nói về bài "Hịch tướng sĩ "nhỉ??
12
0
Hảiiii đănggg
09/06/2018 22:55:57
Trang này buồn cười ghê. Hai đứa coppy cùng một bài viết y như nhau ko sai dấu phẩy. Đứa coppy trước dell được điểm đứa sau được điểm :<

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×