Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sau cái đêm ấy, chị Dậu được một cán bộ giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dẫu dẫn đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.420
23
3
Phương Dung
09/10/2017 22:59:11

Sau mùa sưu thuế, tình cảnh giạ đình chị Dậu lại càng thêm khốn khổ. Chị lấy gì để nuôi người chồng ốm đau và đàn con nheo nhóc bây giở ? Suy nghĩ lại, không còn cách nào khác, chị đành nghe theo người dẫn mối, gạt mắt chấp nhận xa chồng con, lên tỉnh đi ở vú.

Biết kiểu éo le là chị phải đem dòng sữa của mình để nuôi “cụ cố” (cha của viên quan lớn) đã đến tuổi gần đất xa trời. Nhan sắc mặn mà của người nữ nông dân khỏe mạnh khiến “cụ cố” quên cả địa vị, tuổi tác, rắp tâm xằng bậy với chị Dậu. Chị vùng vẫy chống trả rổi lao ra ngoài. Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.

Chị đi suốt đêm, rạng sáng mới về tới làng. Mừng như người chết đi sống lại chị rảo bước đến túp lều xiêu vẹo góc vườn. Mọi vật vẫn chìm trong bóng đêm chưa tan hẳn. Lác đác trong xóm vài tiếng gà gáy sớm. Lách tấm phên tre rách nát thay cho cánh cửa, chị Dậu vào nhà. Hơi người ấm sực làm cho chị bình tâm trở lại. Lần đến chỗ chiếc chõng tre anh Dậu nằm, chị khe khẽ gọi: “Thầy em ơi! Tôi đã về!”

 Anh Dậu nặng nhọc trở mình, nói trong tiếng rên: “Sao u em lại về… lúc đêm hôm thế này ? Có chuyện gì phải không..?” Chị Dậu trấn an chổng rồi nằm xuống cạnh hai đứa con nhỏ. Nhớ đến cái Tí đã bán cho nhà Nghị Quế, không biết nó ăn với ai, ngủ với ai, chị rơi nước mắt. Ngẫm đến cảnh nghèo nàn, cơ cực của gia đình mình và dân làng, đối lập hoàn toàn với cuộc sống giàu sang, sung sướng của đám quan phủ, quan tỉnh, chị Dậu thấy chua xót và căm uất. Không lẽ đời mình, đời con mình cứ phải chịu mãi thế này hay sao?

Bất giác, chị nhớ lại vẻ mặt căng thẳng và thái độ lo sợ của đám quan lại hôm chúng tụ tập ăn giỗ ở nhà "cụ cố” khi nhắc đến hai chữ “Việt Minh”. Chị cũng băn khoăn, không biết “Việt Mình” là ai, nhưng nếu đúng là họ bênh vực người nghèo, chống lại lũ cường hào ác bá chuyên bóc lột, ức hiếp dân lành thì chị sẽ theo.

 Tình hình mỗi lúc một căng thẳng. Sưu cao, thuế nặng, nhiều nhà trong làng đứt bữa đã lâu, rau cháo lay lắt sống qua ngày. Nghe nói bên Đoài, “Việt Minh" đã lập ra hội kín để hoạt động đánh Tây, đuổi Nhật, trừng trị lũ Việt gian bán nước, chị Dậu định bụng đến phiên chợ tới sẽ sang bên ấy thăm dò xem sao.

Tan chợ, chị Dậu rẽ xuống dốc đê, ghé thăm người bạn chăn trâu thuở trước, nay làm dâu ở làng Đoài. Qua trò chuyện, chị Dậu được biết tin đổn trên là có thật. Trên đường về, lòng chị nôn nao một cảm giác lạ lùng, khó tả. Làng Đoài cách làng Đông Xá chỉ một con sông.

 Ít lâu sau, có một người đàn ông cắt tóc dạo thỉnh thoảng xuất hiện trong làng. Tính tình anh ta vui vẻ, dễ gần. Hôm chị Dậu gọi anh ta vào cắt tóc cho bố con thằng Dần, anh ấy chẳng nỡ lấy tiền. Anh kể rằng mình đã đi nhiều nơi, kể cả làm phu đất đỏ mãi tận Nam Kì. Ở đâu dân chúng cũng nghèo khổ, một cổ mấy tròng. Bọn Pháp, Nhật cướp nước thì coi tính mạng dân Nam như cỏ rác. Lũ quan lại phong kiến tay sai phần lớn chẳng nghĩ đến dân tình đang sống trong vòng nô lệ. Chúng chỉ lo làm giàu trên mồ hối, nước mắt của người nghèo.

 Mỗi lần tạt vào túp lều rách nát của vợ chồng chị Dậu, anh thợ cắt tóc lại kể ở nơi ấy, nơi nọ, phong trào hoạt động của “Việt Minh” lên mạnh lắm. Dân chúng không còn sợ hãi như trước nữa. Họ hăng hái tham gia các hoạt động của du kích như diệt ác, trừ gian, hoặc biểu tình chống chủ trương tàn bạo nhổ lúa trổng đay của phát-xít Nhật, chống sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với phong trào yêu nước.

 Vốn sắc sảo, thông minh, chị Dậu lắng nghe và hiểu được phần nào. Từ sau  lần đánh ngã tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng vào mùa sưu năm ngoái, chị đã nhận ra rằng không thể cứ cắn răng mà chịu để cho bọn cường hào ác bá đè đầu cưỡi cổ mãi được. Con giun xéo lắm cũng quằn. Tức nước thỉ phải vỡ bờ. Những người nghèo như vợ chổng chị chỉ có một con đường là đi theo cách mạng. Anh thợ cắt tóc rong ai ngờ lại chính là cán bộ “Việt Minh”. Anh bí mật tuyên truyền, giác ngộ nông dân và gây dựng cơ sở cách mạng ở làng Đông Xá.

Mùa hè năm Ất Dậu, thực dân Pháp và phát-xít Nhật đã gây ra nạn đói thảm khốc, giết hại hơn hai triệu dân nước Việt. Cảnh đói khát, bệnh tật, chết chóc xảy ra khắp nơi. Không khí ngột ngạt, u uất như chất chứa bão giông, sấm sét, chỉ chờ ngày bùng nổ.
 
 Rồi ngày ấy cũng đến: 19 tháng 8 năm 1945, Đảng lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại chính quyền, từ tay quân xâm lược và triều đình phong kiến. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Khí thế cách mạng sục sôi như triều dâng lũ cuốn. Hàng chục triệu nông dân nghèo khó như vợ chồng chị Dậu lẩn đầu tiên trong đời biết đến hai tiếng tự do. Trong đoàn người đông đảo kéo lên huyện lị phá kho thóc của Nhật, chị Dậu hăng hái đi đầu. Hàng ngàn cánh tay vung cao, tiếng hô khẩu hiệu đả đảo thực dân, đế quốc, đòi quyền sống tự do, độc lập vang vang trên khắp các nẻo đường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×