Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ. Hãy trình bày những suy nghĩ của em về câu nói trên

4 trả lời
Hỏi chi tiết
9.124
24
10
Trinh Le
30/04/2017 11:45:23
Thế hệ trẻ chúng ta hiểu sâu sắc nhiệm vụ học tập và lao động đó làm cho dân giàu, nước mạnh. Và chắc chắn tinh thần tự lực và sự cân cù lao động của nhân dân ta từ xưa càng được nâng cao trong cuộc sống, trên bước đường cải tạo đất nước của chúng ta hôm nay.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

Hẳn chúng ta rất nhiều người thuộc hai câu thơ trên. Bản thân tôi, mỗi khi đọc hai câu thơ trên tôi lại có những suy nghĩ về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Quả thực là, sẽ không thể có một thành quả lao động nào vững bền nếu không tự mình cần cù lao động, tự tạo lập bằng chính sức lao động của mình. Và với sự cần cù lao động chắc chắn chúng ta sẽ thu được nhiều thành quả vĩ đại.

Ngàv bé, đọc truyện Mai An Tiêm, tôi rất vui khi tưởng tượng ra Mai An Tiêm vững vàng trên cánh đồng dưa hấu bạt ngàn với câu nói “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Sự nghiệp gây dựng từ bàn tay lao động đã trở thành hình tượng sống cao đẹp của người lao động Việt Nam tự tin, cần cù vượt khó, thông minh và dũng cảm kiên cường.

Không thể có thành quả nào vững bền nếu không tạo lập bằng chính sức mình, bằng công lao của chính bản thân phải đổ mồ hôi, phải vượt gian khó mà có. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Tự lực cánh sinh có nghĩa là biết tự chủ lao động bằng trí tuệ và bàn nay để tạo lập đời sống và phát triển. Không phải với chính bàn tay và ý chí vượt khó, An Tiêm đã tạo dựng cuộc sống ngoài đảo hoang? Tư lực cánh sinh là ý chí tiềm tàng trong huyết quản, trở thành niềm tự hào của người nông dân “bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu” ở cuộc đời lam lũ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Tinh thần tự lực, tự chủ và cần cù lao động đã được khẳng định hùng hồn hơn cả trong những năm cả nước chống đế quốc Mĩ. Kẻ thù không đội trời chung tưởng tượng được rằng với những tấn bom rải xuống hằng ngày. Vì sự phong tỏa kinh tế, với chất độc hóa học cùng hàng triệu quân chư hầu mà một dân tộc trên một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn vẫn vững vàng để đối phó và chiến thắng.

Nhặt chút phân rơi, dọn từng ngọn lá (...)

(...) Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!

Trong những năm chiến tranh, anh em bầu bạn năm châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản với lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế sức mạnh để chiến thắng là lòng yêu nước và sự tự lực của nhân dân ta, điều ấy vô cùng vĩ đại. Cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế với nhân dân ta trong xây dựng đất nước vẫn là cần thiết, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh - bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước!

Đất nước ta còn nghèo, lực lượng lao động tuy đông đảo nhưng chúng ta còn lạc hậu về cơ sở vật chất. Lao động trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn là phải biết dựa trên tinh thần làm chủ, tiết kiệm, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rất cần thiết. Tinh thần cần cù lao động, lao động “vì mọi người” và xây dựng một lực lượng người lao động có trình độ khoa học kĩ thuật là then chốt của sức bật trong lao động.

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Thời kì đầu đổi mới, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước đang còn nghèo, chắc chắn còn không ít kẻ tạo cơ hội sống phè phởn trên sư khắc khổ của nhân dân, dựa vào những khe hở của chính sách Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng tư. Chúng ta sẽ dần dần làm trong sạch xã hội đó giúp người lao động nói chung được hưởng sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ lao động. Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Lao động “là vẻ vang, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ.”

Thế hệ trẻ chúng ta hiểu sâu sắc nhiệm vụ học tập và lao động đó làm cho dân giàu, nước mạnh. Và chắc chắn tinh thần tự lực và sự cân cù lao động của nhân dân ta từ xưa càng được nâng cao trong cuộc sống, trên bước đường cải tạo đất nước của chúng ta hôm nay. Muốn tự lực cánh sinh, cần cù lao động, trước hết phải đoàn kết để cùng lao động, chia sẻ sự cống hiến và giữ được đạo đức cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
4
Trinh Le
30/04/2017 11:47:13
Con người xuất hiện trên trái đất này khoảng bốn triệu năm về trước. Vượt qua một chặng hành trình kéo dài của lịch sử trái đất, con người đã biến đổi hoàn toàn từ loài vượn cổ trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Chính quá trình lao động miệt mài là yếu tố kì diệu để con người phát triển. Nói về lao động, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “ Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Câu nói của bác Phạm Văn Đồng làm cho mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.
Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu… Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của ban thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.

Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động. Còn gì sung sướng bằng khi ta được làm chủ những đồng lương được làm nên sau những tháng ngày vất vả, làm sao không tự hào khi ta đứng trước một canh đồng màu mỡ, một mảnh vườn xanh mướt được tạo nên từ đôi bàn tay cần cù chịu khó, từ những giọt mồ hôi chăm chỉ trên mảnh đất trước đây chỉ là sỏi đá khô cằn… Cảm giác sung sướng tự hào ấy chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận hết.

Lao động còn là điều hết sức cần thiết, không chỉ cho bản thân mà còn cho dân cho nước. Lao động nuôi sống bản thân con người, là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động là động lực phát triển đất nước. Chúng ta hãy lấy tấm gương lao động của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ hai, nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề vừa phải đền bù thiệt hại chiến tranh. Thế mà, chỉ vài thập kỉ sau, từ một đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến, Nhật đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế ở Châu Á. Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước.

Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiem của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn. Bác Hồ kính yêu đã từng nói :“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình…”. Điều đó không chỉ là trách nhiệm mà con là bổn phận của mỗi người chúng ta đối với tập thể. Nếu ai cũng ý thức được điều này, cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc nhở chúng ta hiểu được ý nghĩa, gia trị của lao động để từ đó có thái độ, hành động, cách nhìn đúng đắn hơn về lao động. Xã hội ta ngày nay đã phát huy những giá trị của lao động bằng những việc làm thiết thực. Các hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “ Sáng tạo khoa học”… là những minh chứng sinh động nhất. Những giá trị lao động chân chính được tôn vinh, được đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng say lao động sáng tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ.

Tóm lại, hiểu được giá trị của lao động đối với con người và cuộc sống, chúng ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau, đồng thời tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực, cụ thể . Trước mắt, chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các ngày Chủ nhật hồng, phong trào trồng cây gây rừng để làm đẹp cuộc sống này.
8
8
Phương
03/05/2017 22:22:38
-_-
5
7
Nguyễn Tiến Lập
06/05/2017 11:25:08
văn dài nhưng cũng hay và có ý nghĩa sâu sắc :D !!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư