- Tính chất bẩm sinh:
+ Phản xạ không điều kiện: Có tính chất bẩm sinh: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở
+ Phản xạ có điều kiện: Được xây dựng trong quá trình sống: con chó từ nhỏ được nuôi bằng sữa sẽ không có phản ứng gì với thịt.
Phản xạ này không di truyền
- Tính chất loài:
+ Phản xạ không điều kiện: Có tính chất loài: khi gặp nguy hiểm con mèo gù lưng, nhím cuộn mình chĩa lông ra.
+ Phản xạ có điều kiện: Có tính chất cá thể: con vịt không có phản ứng gì với tiếng kẻng, nhưng khi vịt nuôi và cho ăn có giờ giấc theo tiếng kẻng thì đến giờ nghe tiếng kẻng là chạy tập trung về ăn
- Trung tâm phản xạ:
+ Phản xạ không điều kiện: - Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh: trung tâm của phản xạ gót chân, phản xạ đùi bìu là ở tuỷ sống lưng. Có những điểm đại diện trên vỏ não
+ Phản xạ có điều kiện:Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não. Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện.
- Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích:
+ Phản xạ không điều kiện: tuỳ thuộc tính chất của tácnhân kích thích và bộ phận cảm thụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng gì
+ Phản xạ có điều kiện: - Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây chảy nước bọt...
- Ví dụ
Phản xạ có điều kiện :
- Bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. Như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức
- Bạn tránh xa, không chơi với lửa.
Phản xạ không điều kiện :
- Cho tay vào lửa nóng thì rụt lại,
- Chói mắt khi gặp ánh sáng lớn