Điểm giống của 2 truyện này là nêu cao khát vọng, ước mơ được sống tự do, hạnh phúc, công bằng và tinh thần lạc quan của ndlđ về cuộc sống. Thể hiển ở:
* Tấm Cấm Kết thúc truyện có hậu thể hiện triết lý : “ gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp dữ” và bài học cảnh báo : Đừng gây mâu thuẫn, thù oán.
- Con người phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
- Hành động trả thù của Tấm là đích đáng vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại.Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ a người bóc lột và người bị bóc lột.Tóm lại, Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người.
* Bạch Tuyết và 7 chú lùn: sự khẳng định một đạo lý của tình người sẽ mang đến một cái kết có hậu và tuyệt đẹp.
Trước nàng công chúa xinh đẹp và có trái tim thánh thiện thì mọi kẻ thù đều bị khuất phục và mọi âm mưu tội lỗi đều thất bại.
Dù mụ Hoàng Hậu luôn muốn giết hại Bạch Tuyết nhưung không bao giừo đạt được mục đích. Vì ngay đến cả Người thợ săn phải đi làm nhiệm vụ của Đao phủ cũng chẳng thể xuống tay mà lại tìm cách giúp Nàng bỏ trốn.
Sự giải cứu của Người Thợ săn đã mang Nàng đến trong vòng tay che chở của 7 Chú Lùn - những người yêu lao động hăng say, yêu cái đẹp và có tấm lòng nhân hậu trong những trái tim thánh thiện giống hệt như Nàng.
Qua bao khó khăn, thử thách thì cuối cùng Nàng sẽ được tặng cho một Chàng Hoàng Tử để câu chuyện tình yêu được viết tiếp trong Hạnh Phúc và Giàu sang....