Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh giữa: "Chính sách mới" và "Chính sách kinh tế mới"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
6.533
4
4
Hoa Từ Vũ
27/11/2017 20:55:08
Các cơ quan mới của chính phủ đã cấp những khoản tín dụng hào phóng cho nông nghiệp và công nghiệp. Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã bảo hiểm tới 5000 USD cho các khoản tiền tiết tiết kiệm gửi ngân hàng. Các điều luật Liên bang cũng được áp dụng cho hoạt động bán chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán.
NÔNG NGHIỆP
Vào mùa xuân năm 1933, khu vực kinh tế nông nghiệp đang trong tình trạng suy sụp. Điều đó khiến những người khởi xướng Chính sách kinh tế mới có cơ sở để thử nghiệm niềm tin của họ rằng việc điều tiết nhiều hơn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của đất nước. Năm 1933, Quốc hội đã thông qua Luật Điều chỉnh Nông nghiệp nhằm trợ giúp kinh tế cho nông dân.đề xuất tăng giá nông sản bằng cách trả cho nông dân một khoản trợ cấp đền bù cho phần sản lượng tự nguyện cắt giảm. Nguồn tiền cho những khoản trợ cấp này có được do số thu từ thuế đánh vào những ngành công nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, cho đến khi điều luật này chính thức trở thành luật, thì vụ gieo trồng đã diễn ra rồi, và buộc phải trả cho nông dân một khoản tiền trợ cấp để họ phá bỏ các mảnh đất đã được gieo trồng. Việc cắt giảm sản lượng và trợ cấp nông nghiệp thông qua Công ty Tín dụng Nông sản - là công ty thu mua nông sản để cất trữ - khiến cho sản lượng trên thị trường giảm xuống và giá nông sản tăng lên.Từ năm 1932 đến năm 1935, thu nhập của nông dân tăng hơn 50% nhưng chỉ phần nào là nhờ vào các chương trình liên bang mà thôi. Trong những năm đó, khi chủ đất được khuyến khích không dùng đất vào trồng trọt, thải hồi những người làm thuê và những người lĩnh canh, thì một trận hạn hán khắc nghiệt đã ập xuống các bang vùng Plains. Gió mạnh và những cơn bão cát đã tàn phá khắp vùng khiến miền này nổi danh là xứ bụi trong suốt những năm 1930. Mùa màng bị tàn phá và các nông trại bị phá hủy.
Cho đến năm 1940, khoảng 2,5 triệu người đã rời khỏi các bang vùng Plains, tạo thành dòng người di cư lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong số đó, khoảng 200.000 người đã đến California. Những người di cư không chỉ gồm có nông dân mà còn bao gồm cả lao động chuyên môn, người bán lẻ và nhiều lớp người khác mà sinh kế của họ gắn với sự thăng trầm của các cộng đồng nông nghiệp. Nhiều người trong số họ cuối cùng đã phải tranh nhau tìm kiếm những công việc mang tính thời vụ như thu hái nông sản với đồng lương cực kỳ rẻ mạt.
Tuy phần nhiều là thành công, nhưng nó vẫn bị bãi bỏ vào năm 1936, khi các khoản thuế đánh vào các công ty chế biến thực phẩm bị Tòa án Tối cao cho là không hợp hiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua một điều luật hỗ trợ nông dân, cho phép chính phủ trợ cấp cho những nông dân chấp nhận bỏ đất không gieo trồng nhằm mục đích bảo toàn đất đai. Năm 1938, với đa số thành viên ủng hộ Chính sách kinh tế mới tại Tòa án Tối cao, Quốc hội đã phục hồi điều luật AAA.Cho tới năm 1940, gần sáu triệu nông dân đã nhận được trợ cấp liên bang. Các chương trình Chính sách kinh tế mới đã cấp các khoản vay cho những vụ gieo trồng tăng thêm, cung cấp bảo hiểm lúa mì và hệ thống cất trữ theo kế hoạch, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định. Cuối cùng, chính sách ổn định kinh tế cho nông dân cũng đã được hoàn tất, mặc dù chính phủ đã phải giám sát vô cùng chặt chẽ và bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ.
CÔNG NGHIỆP VÀ LAO ĐỘNG
Cơ quan Phục hồi Quốc gia (NRA) được thành lập năm 1933 cùng với Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia (NIRA) đã chấm dứt cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các bộ luật về cạnh tranh công bằng nhằm tạo nhiều việc làm hơn và do đó sẽ làm tăng sức mua. Tuy lúc đầu, NRA rất được hoan nghênh, nhưng nó đã sớm bị phàn nàn vì đã điều tiết quá mức và khiến cho việc phục hồi công nghiệp không được hoàn thành. Cơ quan này đã bị tuyên bố là không hợp hiến vào năm 1935.
NIRA đã đảm bảo cho lao động quyền được thương lượng tập thể thông qua các tổ chức công đoàn đại diện cho tầng lớp công nhân. Tuy nhiên, NRA đã không vượt qua được sự phản đối mạnh mẽ của giới doanh nghiệp đối với chủ nghĩa nghiệp đoàn độc lập. Sau khi cơ quan này giải thể vào năm 1935, Quốc hội đã thông qua Luật Quan hệ Lao động Quốc gia. Luật này đã khẳng định lại sự bảo đảm đó và cấm giới chủ lao động can thiệp vào hoạt động của Công đoàn. Quốc hội cũng lập ra Ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) để giám sát các cuộc thương lượng tập thể, điều hành các cuộc bầu cử và bảo đảm cho công nhân quyền lựa chọn tổ chức đại diện cho họ trong việc thương lượng với giới chủ.
Sự tiến bộ lớn lao đạt được trong tổ chức lao động đã mang lại cho người lao động ý thức ngày càng tăng về những quyền lợi chung, và sức mạnh của các tầng lớp lao động đã tăng lên không chỉ trong công nghiệp, mà cả về mặt chính trị. Đảng Dân chủ của Franklin D.Roosevelt đã được lợi rất nhiều từ những tiến bộ này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
3
Ngoc Hai
27/11/2017 20:55:16
Chính sách kinh tế mới" năm 1921 tại Liên Xô, là chính sách do Lênin đề xuất và được Hội đồng Xô-viết tối cao thông qua. Qua đó, những mặt tiêu cực của Chính sách cộng sản thời chiến (được áp dụng từ 1919 để huy động sức mạnh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm nội phản) như kìm hãm sức sản xuất, gây bất bình trong nhân dân nên tạo thời cơ cho các thế lực phản động chống phá... được giải quyết. Chính sách kinh tế mới mở cửa cho các nhà đầu tư tư bản nước ngoài vào thị trường trong nước nhằm thu hút vốn, kĩ thuật tiên tiến; đồng thời cho phép tư nhân trong nước phát triển trong chừng mực nhất định (quản lý những cơ sở xí nghiệp tối đa 20 công nhân)... 
"Chính sách kinh tế mới" có thể thấy là chính sách của Nhà nước XHCN, nhằm xây dựng nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần trong đó có cả thành phần kinh tế tư nhân, các yếu tố của TBCN... nhưng đặt dưới sự kiểm soát vĩ mô của Nhà nước, nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật và tăng cường củng cố kiến trúc thượng tầng của cuộc cách mạng XHCN ở Liên Xô. 

"Chính sách mới" năm 1933 do Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đề xướng, là chính sách kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế TBCN của Mỹ đã bị suy thoái một cách trầm trọng trong Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Chính sách này xem chi tiết ở bài trên ^^, vì mình không nhớ rõ về nó lắm. Tóm lại đây là chính sách của Nhà nước TBCN nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế tư bản trong hoàn cảnh suy thoái khủng hoảng, và vì thế nó không đặt ra khuôn khổ phát triển cho tư nhân như Chính sách kinh tế mới của Liên Xô. 

Tuy khác nhau nhiều nhưng đây đều là hai chính sách về kinh tế-một lĩnh vực hết sức quan trọng của một đất nước; đều có những điểm tích cực tiến bộ nhằm mục tiêu vực dậy nền kinh tế trong hoàn cảnh khó khăn, qua đó củng cố vững chắc và phát triển nền chính trị của mình.
6
1
Thùy Trương Thị ...
19/12/2019 21:18:16
-Chính sách kinh tế mới:
+ Chỉ tập trung về lĩnh vực kinh tế
+ Nhằm xây dựng xã hội chủ nghĩa
-Chính sách mới:
+ Nói về tất cả các mặt
+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản, khôi phục kinh tế tư bản chủ nghĩa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư