Bình Ngô Đại Cáo được xem là một bản tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của nước ta (sau bài thơ Nam quốc sơn hà ở thế kỉ XI).
Trong bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã nêu tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt làm cơ sở chính nghĩa cho toàn bài.Tác giả đã bám chắc vào nguyên lí đó để lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù(trái với nhân nghĩa)dựa trên nguyên lí đó để thấy được tinh thần độc lập.
Đối với bài Nam Quốc sơn hà ,như ta đã biết: Đầu năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống đánh sang Đại Việt, Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường kiệt, quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt(Bắc Ninh). Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Bài thơ Nam quốc sơn hà mãi mãi vang vọng non sông:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
...
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Làm khiếp đản quân giặc,tiếng nói vang ra từ 1 ngôi chuà cũ do Lý Thường Kiệt bày ra. Đây cũng được coi là 1 bản tuyên ngôn đọc lập lần đầu tiên của nước Đại Việt.Ở bài này Lý Thường Kiệt ra khẳng định về đất nước mình.Nếu đã có nước sang xâm chiếm thì chắc chắn chúng sẽ bị đánh tơi bời.Với nòng yêu nước nồng nàn, với tinh tần chiến đấu kiên cường, anh dũng,cuộc chiến đấu của Lý Thường Kiệt đã thắng lợi.
Qua đó ta thấy được tinh thần độc lập của dân tộc qua nhiều thời kì chiến đấu, mốc thời gian lịch sử đã mang lại 1 ý nghĩa hào hùng:Chiến đấu vì sự tự do, vì quyền của dân tộc.