Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo - trang 36)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.245
2
0
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:51:31

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo - trang 36)

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

(trang 36 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhân vật chàng rể ...

   Nhân vật chàng rể không tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Anh chàng đã ân cần hỏi thăm, thể hiện sự cảm thông nhưng lại không đúng lúc làm vất vả thêm cho người được hỏi han.

   → Bài học : Vận dụng phương châm hội thọai cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   Trong các ví dụ về phương châm hội thoại đã phân tích, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin” là phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không.

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ, An hỏi “năm nào” cụ thể nhưng Ba chỉ trả lời chung chung “đầu thế kỉ XX”. Có thể vì Ba cũng không biết chính xác câu trả lời.

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   Có thể không tuân thủ phương châm về chất. Bác sĩ làm vậy vì trong một số tình huống, người bệnh cần có tinh thần lạc quan và nghị lực sống thì mới có cơ hội chữa bệnh. Nếu nói thật về tình trạng sức khỏe tồi tệ, rất có thể bệnh nhân mất niềm tin, không còn nghị lực cũng như cơ hội khỏi bệnh là rất thấp.

   - Một số tình huống giao tiếp khác : chiến sĩ bị bắt vào tay giặc, gián điệp bị bắt.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại thông tin mới, tức là không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét nghĩa hàm ẩn, thì câu này chứa nội dung thông tin mới : tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là tất cả, có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Đứa bé 5 tuổi còn chưa đọc sõi chữ thì làm sao đọc để biết được đâu là cuốn sách “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”, với đứa trẻ thì thông tin là mơ hồ.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy không có lí do chính đáng vì chúng với lão Miệng rõ ràng là có mối quan hệ khăng khít với nhau.

  &nb

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 36

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Truyện cười "Chào hỏi" liên quan đến phương châm lịch sự.

- Anh chàng rể trong truyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Bản thân câu hỏi "Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?" không vi phạm phương châm lịch sự; nhưng nó bị coi là không tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống: gọi một người đang đốn cành trên một cây cao xuống để hỏi. Làm như thế không những không khiến người khác hài lòng mà có thể còn gây phiền toái, khiến người giao tiếp tức giận.

- Có thể rút ra bài học qua câu chuyện là: cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Câu 1. Trong các ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm giao tiếp, chỉ có tình huống trong truyện "Người ăn xin", phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Câu 2. Đoạn thoại:

An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?

Ba: Đâu vào khoảng thế kỉ XX.

a. Trong trường hợp trên, phương châm về lượng đã bị vi phạm. Thông tin mà Ba cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của An (An hỏi cụ thể "năm nào", Ba chỉ giải đáp chung chung, không cụ thể "khoảng đầu thế kỉ XX".

b. Nếu trả lời với một nội dung thông tin sai, không xác thực thì sự vi phạm phương châm hội thoại sẽ nghiêm trọng hơn: vi phạm phương châm về chất. Để tránh vi phạm phương châm về chất, Ba đã phải chọn cách trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng.

Câu 3. Người bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất. Có thể đây là sự lựa chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo. Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đấy.

Câu 4. Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.

Như vậy, có khi, để gây chú ý, muốn thể hiên một ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.

II. Luyện tập

Câu 1. Ở đây, người bố đã không chú ý đến phương châm cách thức. Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được đâu là "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao"; đối với đối tượng giao tiếp này, câu nói đó là mơ hồ. Như thế, câu nói của người bố cũng không đảm bảo mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp (ở đây là người giao tiếp: nói với ai?).

Câu 2. Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng "Chúng tôi đến đây không phải để thăm hỏi trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ này chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi khổ cực vì ông nhiều rồi" không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy là không có lý do chính đáng, không có căn cứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo