LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài các phương châm hội thoại (tiết 1)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.545
0
1
Phạm Văn Phú
01/08/2017 02:14:01
Soạn bài các phương châm hội thoại
I. Phần bài học.
Câu 1. Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời chưa đáp ứng điều mà An cần biết. Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung thông tin mà An cần biết. Vì trong nghĩa của từ “bơi” đã có thông tin “ở dưới nước” (Bơi hoạt động di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể). Điều An muốn biết là một địa điểm nào đó trong bể bơi, sống, hồ, biển… với câu hỏi của An, Ba có thể trả lời là:
- Mình học bơi ở Hồ Tây.
Từ đây, có thể rút ra được bài học: Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Câu 2. Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu: Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
Truyện cười này phê phán tính nói khoác. Qua câu chuyện có thể thấy một điều cần tránh trong giao tiếp: Không nên nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật.
Phần luyện tập.
Câu 1.
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. Câu này thừa “nuôi ở nhà” bởi vì từ “gia súc” đã hàm chứa “thú nuôi trong nhà”.
b. Én là một loài chim có hai cánh. Câu này thừa tổ hợp từ «có hai cánh » vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
Câu 2.
a. Nói có căn cứ chắc chắn là : nói có sách, mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là : nói dối.
c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là : nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là : nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi… là : nói trạng.
Các từ ngữ này điều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất.
Câu 3. Câu hỏi « Rồi có nuôi được không ? » của người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Bởi vì nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần thiết. Trong câu trả lời của người bạn trước đó đã hàm chứa nghĩa đầy đủ, chính xác của câu trả lời cho điều người hỏi muốn biết.
Câu 4.
a. Đôi khi người nói phải đùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết tôi tin rằng ; nếu tôi không lầm thì ; tôi nghe nói ; theo tôi nghĩ ; hình như là….
Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải dùng những cách nói trên nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. Phương châm về lượng đòi hỏi khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa. Khi nói một điều mà người nói nghĩ là người nghe biết rồi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Song thực tế, trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh ý, hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đã biết. Những cách nói này nhằm để đảm bảo phương châm về lượng.
Câu 5.
- Ăn đơm nói đặt : nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn óc nói mò : nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có : nói theo cách vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối : cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn.
- Khua môi múa mép : nói ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột : nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn : hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.
Những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. Đó là những điều tối kị trong giao tiếp mọi người cần tránh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 21:09:38
+4đ tặng

Phương châm về lượng

Trả lời câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Câu trả lời của Ba “ở dưới nước” chỉ đáp ứng lô-gic hình thức chứ không đáp ứng nội dung mà An muốn biết

- Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.

Trả lời câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.

- Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.

Phần II

Phương châm về chất

- Truyện cười phê phán tính nói khoác.

- Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư