Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Cách thành phần biệt lập (tiếp theo)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
511
0
0
CenaZero♡
05/08/2017 00:55:22
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo)


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thành phần gọi - đáp
a) Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) sau đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
(1) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
(2) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Gợi ý: Từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông dùng để đáp.
b) Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như trong các câu trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
Gợi ý: Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nội dung sự việc của câu (1) nằm ở phần “bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?”; ở câu (2), nằm ở “chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.”.
c) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại?
Gợi ý: Từ Này.
d) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Gợi ý: Từ Thưa ông.
2. Thành phần phụ chú
a) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm trong những câu sau và cho biết nghĩa sự vật của các câu này có thay đổi hay không. Vì sao?
(1) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(2) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Gợi ý: Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm. Đây là thành phần phụ chú của câu, một trong những thành phần biệt lập. Nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này. Thành phần phụ chú chỉ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.
b) Các từ ngữ in đậm ở câu (1) bổ sung nghĩa cho cụm từ nào?
Gợi ý: Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.
c) Cụm chủ – vị làm thành phần phụ chú trong câu (2) bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Gợi ý: Câu này là lời độc thoại nội tâm của nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của riêng “tôi”, là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng.
d) Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu gạch ngang và dấu phảy, hai dấu phảy hoặc hai dấu ngoặc đơn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây:
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Gợi ý: Các từ Này, Vâng
2. Ở thành phần gọi - đáp trong đoạn trích trên, từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp? Hãy nhận xét về quan hệ giữa người gọi và người đáp.
Gợi ý:
- Từ Này dùng để gọi, từ Vâng dùng để đáp.
- Quan hệ giữa người gọi với người đáp là quan hệ giữa người trên (nhiều tuổi) với người dưới (ít tuổi).
3. Xác định thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Gợi ý:
- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi
- Lêi gäi - ®¸p trong c©u ca dao nµy kh«ng h­íng ®Õn mét ng­êi hay riªng mét ®èi t­îng cô thÓ nµo. H×nh ¶nh bÇu mang ý nghÜa Èn dô.
4. T×m thµnh phÇn phô chó trong c¸c ®o¹n trÝch sau ®©y:
a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khoá của tương lai)
c) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
d) C« bÐ nhµ bªn (cã ai ngê)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hương)
Gợi ý:
- (a): kể cả anh
- (b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
- (c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
- (d): có ai ngờ; thương thương quá đi thôi
5. Các thành phần phụ chú trong những đoạn trích trên liên quan đến những từ ngữ nào trước đó và chúng bổ sung điều gì.
Gợi ý:
- (a): kể cả anh - giải thích cho cụm từ mọi người; chú thích phạm vi bao quát của cụm từ này.
- (b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – giải thích cho cụm từ Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; cụ thể hoá ý nghĩa cho cụm từ này.
- (c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới chú thích cho cụm từ lớp trẻ, mở rộng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.
- (d): có ai ngờ; thương thương quá đi thôi chú thích về thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến.
6. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú ngữ.
Gợi ý:
- Về nội dung: chú ý mối quan hệ giữa thành phần phụ chú ngữ với những từ ngữ đứng trước nó.
- Về hình thức: chú ý sử dụng dấu gạch ngang, dấu phảy hoặc dấu ngoặc đơn để đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ chú ngữ với các từ ngữ khác trong câu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 21:59:26
+4đ tặng
Tóm tắt bài
1.1. Thành phần gọi - đáp

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.

a. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

  • Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ thưa ông dùng để đáp.

b. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? 

  • Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt của câu.

c. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để lạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

  • Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ thưa ông có tác dụng duy trì sự giao tiếp.
1.2. Thành phần phụ chú

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi. 

a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) 

b) Lão khônghiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. 

(Nam Cao)

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm. nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? 

  • Khi bỏ qua các lừ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu nêu trên vần không thay đổi. Bởi vì nó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nó chỉ có tác dụng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 

Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? 

  • Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích them cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng". 

Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì? 

  • Cụm chủ - vị ở câu (b) "tôi nghĩ vậy" ý giải thích thêm rằng điều "lão không hiểu tôi" chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lí do làm cho "tôi cũng buồn lắm".
1.3. Ghi nhớ 
  • Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là những thành phần biệt lập.
  • Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
  • Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung cho một số chi tiết chính của câu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×