Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài câu cảm thán

3 trả lời
Hỏi chi tiết
433
0
0
Nguyễn Thị Thương
01/08/2017 01:24:32
Soạn bài câu cảm thán
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán:
- Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)
- Than ôi!
2. Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết.
3. Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói / viết. Người nói / viết có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói / viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng… (ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy logic và thuần túy trí tuệ, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc.
II. Luyện tập
1. Có những câu cảm thán sau đây:
Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
2.
a. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau (gợi ý):
- Xót xa, thương cảm (câu ca dao a).
- Đau đớn, oán trách (chinh phụ ngâm khúc b)
- Buồn bã, thất vọng, bi quan (đoạn c)
- Ân hận, day dứt (đoạn a)
b. Không thể xếp những câu trên vào kiểu câu cảm thán vì ở đây không có phương tiện đặc thù của câu cảm thán. Đó là từ ngữ cảm thán.
3. Đặt hai câu cảm thán:
a. Cao cả biết bao đức hy sinh của mẹ tôi!
b. Ôi chao, buổi bình minh mặt trời mọc mới đẹp làm sao!
4. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán (xem ở các mục Ghi nhớ).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Câu cảm thán

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán:

   + Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)

   + Than ôi!

- Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết.

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/viết. Người nói/viết có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói/viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.

- Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng, ... (ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ "duy lí", ngôn ngữ của tư duy logic và thuần túy trí tuệ, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc.

II. Luyện tập

Câu 1: Các câu cảm thán là:

(a): Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!

(b): Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(c): Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

Câu 2:

Các câu ở bài tập 2 đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này (không sử dụng từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than kết thúc câu).

Câu 3: Đặt hai câu cảm thán:

a. Ôi, con cảm ơn bác!

b. Cảnh bình minh trên biển đẹp biết bao!

Câu 4:

- Câu nghi vấn dùng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn.

- Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo... có các từ cầu khiến đi kèm, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than.

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc bằng dấu chấm than.

0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Câu cảm thán

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

    - Những câu cảm thán: câu " Hỡi ơi lão Hạc!" và "Than ôi!"

    - Đặc điểm của các câu cảm thán này: dấu chấm than và các từ cảm thán " hỡi ơi", "than ôi".

    - Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói.

    Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay giải một bài toán thì không dùng câu cảm thán vì những văn bản đó sử dụng ngôn ngữ "duy lí". Câu cảm thán thường xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 44 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

   a, Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

   → Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.

   b, Câu cảm thán: " Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

   → Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.

   c, Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"

   → Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn

Bài 2 ( trang 45 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   a, Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phân của những con người nhỏ bé trong xã hội.

   b, Sự than thân, trách phận đã đẩy người chinh phụ tới cảnh đơn chăn gối chiếc, cô đơn.

   c, Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả khi mọi người đang mong chờ xuân tới.

   d, Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.

   → Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu.

Bài 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   a, Cháu cũng yêu bà nhiều biết bao!

   b, Ôi, mặt trời rực rỡ quá!

Bài 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   - Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, nào, tại sao, bao nhiêu, bao giờ… có, không, đã (chưa)… với chức năng để hỏi, biểu lộ cảm xúc, sự đe dọa, khẳng định…

   Khi viết câu nghi vấn phải sử dụng dấu hỏi chấm để kết thúc câu.

   - Câu cầu khiến có các từ nghi vấn: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

   Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm than, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm cuối câu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo