CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ
làa) Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
(1)
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.(Vũ Trinh)
(2)
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.(Theo
Ngữ văn 6, tập 1)
(3)
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.(Nguyễn Tuân)
(4)
Dế Mèn trêu chị Cốc là ngông cuồng.Gợi ý:
- (1):
Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
|
C
| V
|
- (2):
Truyền thuyết / là loại truyện dân gian ... kì ảo.
|
C
| V
|
- (3):
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
|
C
| V
|
- (4):
Dế Mèn trêu chị Cốc / là ngông cuồng.
|
C
| V
|
b) Vị ngữ của các câu trên có điểm gì giống nhau?
Gợi ý: Các vị ngữ đều có từ
là.
-
là người huyện Đông Triều.-
là một ngày trong trẻo, sáng sủa.-
là một ngày trong trẻo, sáng sủa.-
là biết thương cha mẹ.-
là ngông cuồng.c) Nhận xét về cấu tạo của vị ngữ trong các câu trên.
Gợi ý: Có thể hình dung cấu tạo vị ngữ của các câu trên qua những mô hình sau:
- Câu (1), (2), (3):
- Câu (4):
- Câu (5):
d) Chọn những từ, cụm từ phủ định cho sau đây để điền vào trước vị ngữ của các câu trên sao cho thích hợp:
không, không phải, chưa, chưa phải, chẳng, chẳng phải.Gợi ý: Lần lượt lựa chọn các từ, cụm từ phủ định điền vào trước vị ngữ của các câu và rút ra các trường hợp thích hợp.
Không tính đến sự hợp lí về mặt ý nghĩa, trên phương diện hình thức, chỉ có thể nói:
- (1)
Bà đỡ Trần (không phải, chưa phải, chẳng phải)
là người huyện Đông Triều.- (2)
Truyền thuyết (không phải, chưa phải, chẳng phải)
là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.- (3)
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải, chưa phải, chẳng phải)
là một ngày trong trẻo, sáng sủa.- (4)
Học tập tốt (không phải, chưa phải, chẳng phải)
là biết thương cha mẹ.- (5)
Dế Mèn trêu chị Cốc (không phải, chưa phải, chẳng phải)
là ngông cuồng.Như vậy, đối với câu trần thuật có từ là, khi vị ngữ biểu thị ý nghĩa phủ định, nó kết hợp với các từ
không phải,
chưa phải,
chẳng phải ở trước từ
là.
2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ
làTrong các câu vừa phân tích ở trên:
a) Câu nào có vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng?
b) Câu nào có vị ngữ dùng để giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm?
c) Câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm?
d) Câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm?
Gợi ý:
- Câu (2) trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, là câu định nghĩa;
- Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu giới thiệu;
- Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu miêu tả;
- Câu (4), (5) thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu đánh giá.
Vậy, câu trần thuật đơn có những kiểu loại nào?
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong các câu dưới đây, những câu nào là câu trần thuật đơn có từ
là?
a)
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.(Ngữ văn 6, tập 2)
b)
Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
c)
Tre là cánh tay của người nông dân [...].Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.[...]
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê.(Thép Mới)
d)
Bồ các là bác chim riChim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các.
(Đồng dao)
đ)
Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.(Thánh Gióng)
e)
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuốiVà dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Tố Hữu)
Gợi ý: Trừ các câu ở ví dụ (b) và (đ), những câu còn lại đều là câu trần thuật đơn có từ
là.
Câu "
Người ta gọi chàng là Sơn Tinh." và câu "
Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà." không phải là câu trần thuật đơn có từ
là (mặc dù có từ
là), vì từ
là không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ. Từ là trong hai câu này dùng để nối giữa động từ trung tâm vị ngữ với phụ ngữ của động từ (gọi -
là Sơn Tinh; phong cho -
là Phù Đổng ...).
2. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật đơn vừa xác định được.
Gợi ý:
- a:
Hoán dụ / là gọi tên ... cho sự diễn đạt.
|
C
| V
|
- c:
Tre / là cánh tay của người nông dân.
|
|
C
| V
|
|
Tre / còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
|
C
| V
|
| | |
- d:
Bồ các / là bác chim ri.
|
C
| V
|
- e:
Khóc / là nhục.
|
|
C
| V
|
|
Rên, / hèn. Van, / yếu đuối.
|
|
C
| V
| C
| V
|
|
dại khờ / là những lũ người câm.
|
C
| V
|
| | | | | | |
3. Xếp các câu trần thuật đơn trên vào bảng phân loại sau:
Câu trần thuật định nghĩa
|
|
Câu trần thuật giới thiệu
|
|
Câu trần thuật miêu tả
|
|
Câu trần thuật đánh giá
|
|
Gợi ý: a, b - định nghĩa; c - giới thiệu, đánh giá; e - đánh giá.
4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu tả một người bạn của em, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Cho biết tác dụng của câu trần thuật đơn mà em đã sử dụng.
Gợi ý: Xác định rõ chủ đề của đoạn văn ( tả về một người bạn), với đoạn văn miêu tả thì câu trần thuật đơn thường là kiểu câu giới thiệu - miêu tả, đánh giá. Để nêu được tác dụng của câu trần thuật đơn mà mình sử dụng, lưu ý phân tích mối quan hệ giữa vị ngữ và chủ ngữ, tác dụng của vị ngữ đối với những sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ.